Bài 2. Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\). Gọi \(M\) và \(M’\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(BC\) và \(B’C’\)
a) Chứng minh rằng \(AM\) song song với \(A’M’\).
b) Tìm giao điểm của mặt phẳng \((AB’C’)\) với đường thẳng \(A’M\)
c) Tìm giao tuyến \(d\) của hai mặt phẳng \((AB’C’)\) và \((BA’C’)\)
d) Tìm giao điểm \(G\) của đường thẳng \(d\) với mặt phẳng \((AM’M)\)
Chứng minh \(G\) là trọng tâm của tam giác \(AB’C’\).
a) \(ABC.A’B’C’\) là hình lăng trụ tam giác nên ta có: \(AA’//MM’\) và \(AA’=MM’\) nên suy ra \(AA’M’M\) là hình bình hành.
Do đó: \(AM//A’M’\)
Advertisements (Quảng cáo)
b) Trong \(mp (AA’M’M)\), gọi \(K=MA’ ∩ AM’ \),
\(K =A’M\cap (AB’C’)\)
c) Trong \((ABB’A’)\) gọi \(O= AB’\cap A’B\)
Do đó: \((AB’C’)\cap (BA’C’)=d ≡ C’O\)
d) Trong \((AB’C’)\): gọi \(G= C’O ∩ AM’\),
\(G \in AM’\subset ( AMM’)\) nên \(G=d\cap (AMM’)\).
Mà \(O, M’\) lần lượt là trung điểm \(AB’\) và \(B’C’\) nên \(G\) là trọng tâm của tam giác \(AB’C’\).