Thế điện cực chuẩn của kim loại (\({\rm{E}}_{{{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{/M}}}^{\rm{o}}\)) càng lớn thì tính oxi hoá của cation Mn+ càng. Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi Thảo luận trang 66 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo - Bài 12. Thế điện cực và nguồn điện hóa học.
Dựa vào Bảng 12.1, hãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion Li+, Fe2+, Ag+ và chiều tăng dần tính khử của các kim loại tương ứng.
Thế điện cực chuẩn của kim loại (\({\rm{E}}_{{{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{/M}}}^{\rm{o}}\)) càng lớn thì tính oxi hoá của cation Mn+ càng mạnh, tính khử của kim loại càng yếu và ngược lại.
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có: \({\rm{E}}_{{\rm{L}}{{\rm{i}}^{\rm{ + }}}{\rm{/Li}}}^{\rm{o}} < {\rm{E}}_{{\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Fe}}}^{\rm{o}} < {\rm{E}}_{{\rm{A}}{{\rm{g}}^{\rm{ + }}}{\rm{/Ag}}}^{\rm{o}}\)
- Tính oxi hóa: Li+ < Fe2+ < Ag+.
- Tính khử: Ag < Fe < Li.