Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Cánh diều Giải mục 2 trang 16, 17, 18 Toán 12 tập 1 –...

Giải mục 2 trang 16, 17, 18 Toán 12 tập 1 - Cánh diều: Cho hàm số \(f\left( x \right) = x + \frac{1}{{x - 1}}\) với \(x > 1\)...

Hướng dẫn giải HĐ2, LT2, HĐ3, LT3 mục 2 trang 16, 17, 18 SGK Toán 12 tập 1 - Cánh diều Bài 2. Tính đơn điệu của hàm số. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng đạo hàm...

Hoạt động2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 16

Cho hàm số \(f\left( x \right) = x + \frac{1}{{x - 1}}\) với \(x > 1\).

a) Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right),\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right)\).

b) Lập bảng biến thiên của hàm số \(f\left( x \right)\) trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).

c) Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (nếu có) của hàm số \(f\left( x \right)\) trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = + \infty \end{array} \right.\)

b) Bảng biến thiên của hàm số trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) là:

A diagram of a diagramDescription automatically generated

c) Hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng 3 khi \(x = 2\) và không có giá trị lớn nhất.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = + \infty \end{array} \right.\)

b) Bảng biến thiên của hàm số trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) là:

c) Hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng 3 khi \(x = 2\) và không có giá trị lớn nhất.


Luyện tập2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 16

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (nếu có) của hàm số \(y = \frac{{2x - 5}}{{x - 1}}\) trên nửa khoảng \((1;3]\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Tìm tập xác định của hàm số.

B2: Tính \(y’\). Tìm các điểm mà tại đó \(y’ = 0\) hoặc \(y’\) không tồn tại.

B3: Lập bảng biến thiên của hàm số.

B4: Dựa vào bảng biến thiên để kết luận.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ta có: \(y’ = \frac{3}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\).

Nhận xét \(y’ > 0{\rm{ }}\forall x \in D\).

Ta có bảng biến thiên:

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy hàm số có giá trị lớn nhất bằng \(\frac{1}{2}\) khi \(x = 3\) và không có giá trị nhỏ nhất.


Hoạt động3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 17

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = 2{x^3} - 6x,x \in \left[ { - 2;2} \right]\) có đồ thị là đường cong ở Hình 9.

a) Dựa vào đồ thị ở Hình 9, hãy cho biết các giá trị \(M = \mathop {\max }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right);m = \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right)\) bằng bao nhiêu.

b) Giải phương trình \(f’\left( x \right) = 0\) với \(x \in \left( { - 2;2} \right)\)

c) Tính các giá trị của hàm số \(f\left( x \right)\) tại hai đầu mút \( - 2;2\) và tại các điểm \(x \in \left( { - 2;2} \right)\) mà ở đó \(f’\left( x \right) = 0\)

d) So sánh M (hoặc m) với số lớn nhất (hoặc số bé nhất) trong các giá trị tính được ở câu c

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right) = 4\\\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right) = - 4\end{array} \right.\).

b) Ta có: \(f’\left( x \right) = 6{x^2} - 6\).

Xét \(f’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = \pm 1\).

c) Ta có:\(\left\{ \begin{array}{l}f\left( 2 \right) = f\left( { - 1} \right) = 4\\f\left( { - 2} \right) = f\left( 1 \right) = - 4\end{array} \right.\).

d) Nhận xét: \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 2 \right) = f\left( { - 1} \right)\\\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 2;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( { - 2} \right) = f\left( 1 \right)\end{array} \right.\).


Luyện tập3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 18

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right) = \sin 2x - 2x\) trên đoạn \(\left[ {\frac{\pi }{2};\frac{{3\pi }}{2}} \right]\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Tìm các điểm \({x_1},{x_2},...,{x_n}\) thuộc khoảng \(\left( {a;b} \right)\) mà tại đó hàm số có đạo hàm bằng 0 hoặc không tồn tại.

B2: Tính \(f\left( {{x_1}} \right),f\left( {{x_2}} \right),...,f\left( {{x_n}} \right),f\left( a \right),f\left( b \right)\)

B3: So sánh các giá trị tìm được ở bước 2 và kết luận

Answer - Lời giải/Đáp án

Ta có: \(f’\left( x \right) = 2\cos 2x - 2\).

Xét \(f’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = \pi \).

Ta có \(f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = - \pi ,f\left( \pi \right) = - 2\pi ,f\left( {\frac{{3\pi }}{2}} \right) = - 3\pi \)

Vậy hàm số \(f\left( x \right) = \sin 2x - 2x\) có giá trị nhỏ nhất bằng \( - 3\pi \) khi \(x = \frac{{3\pi }}{2}\) và có giá trị lớn nhất bằng \( - \pi \) khi \(x = \frac{\pi }{2}\) .

Advertisements (Quảng cáo)