Câu hỏi/bài tập:
Kí hiệu h(x) là chiều cao của một cây (tính theo mét) sau khi trồng x năm. Biết rằng sau năm đầu tiên cây cao 2 m. Trong 10 năm tiếp theo, cây phát triểun với tốc độ h′(x)=1x (m/năm).
a) Xác định chiều cao của cây sau x năm (1≤x≤11).
b) Sau bao nhiêu năm cây cao 3 m?
a) Chiều cao của cây sau x năm là h(x)=∫h′(x)dx. Chúng ta nguyên hàm hàm số h′(x) để tìm h(x), sau đó sử dụng dữ kiện “sau năm đầu tiên cây cao 2 m” để tìm hằng số C.
b) Để xác định sau bao nhiêu năm cây cao 3 m, ta giải phương trình h(x)=3.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Chiều cao của cây sau x năm là
h(x)=∫h′(x)dx=∫1xdx=ln|x|+C=lnx+C (do 1≤x≤11).
Sau năm đầu tiên, cây cao 2 m, do đó ta có h(1)=2.
Suy ra ln1+C=2⇒0+C=2⇒C=2.
Vậy chiều cao của cây sau x năm là h(x)=lnx+2 (m).
b) Để xác định sau bao nhiêu năm cây cao 3 m, ta giải phương trình h(x)=3.
Ta có h(x)=3⇒lnx+2=3⇒lnx=1⇒x=e≈2,72.
Vậy sau khoảng 2,72 năm thì cây cao 3 m.