Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Chân trời sáng tạo Bản 2 Tuần 3 trang 11, 12, 13 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân...

Tuần 3 trang 11, 12, 13 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 2: Tham gia và cổ vũ hoạt động “Trung thu của em” Chia sẻ cảm xúc khi em tham gia hoạt...

Giải SHDC, HĐ 1, HĐ 2, HĐKN, SHL, HĐKN Tuần 3 trang 11, 12, 13 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 2. Tham gia và cổ vũ hoạt động “Trung thu của em” Chia sẻ cảm xúc khi em tham gia hoạt

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

1. Tham gia và cổ vũ hoạt động “Trung thu của em”

2. Chia sẻ cảm xúc khi em tham gia hoạt động “Trung thu của em”

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS tham gia cổ vũ và chia sẻ cảm xúc khi được tham gia hoạt động “Trung thu của em”.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. HS tích cực tham gia và cổ vũ hoạt động “Trung thu của em” (hát đồng ca, diễn kịch, làm đèn lồng, chơi đố vui…)

2. HS chia sẻ cảm xúc khi em tham gia hoạt động “Trung thu của em”

Em cảm thấy rất vui vì đã được tham gia các hoạt động ý nghĩa với thầy cô và các bạn: tiểu phẩm Chị Hằng và chú cuội, làm đèn ông sao, phá cỗ trung thu,…


Hoạt động 1

1. Chỉ ra những cảm xúc của bản thân mà em có thể kiểm soát hoặc chưa thể kiểm soát được

2. Chia sẻ những tình huống mà em đã kiểm soát được cảm xúc của bản thân

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên: cảm xúc (vui vẻ, tức giận, mệt mỏi, hào hứng, lo lắng, buồn bã,..)

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Chỉ ra những cảm xúc của bản thân mà em có thể kiểm soát hoặc chưa thể kiểm soát được

- Những cảm xúc em có thể kiểm soát được: vui vẻ, buồn bã, hào hứng, tức giận

- Những cảm xúc em chưa thể kiểm soát được: lo lắng, mệt mỏi

2. Chia sẻ những tình huống mà em đã kiểm soát được cảm xúc của bản thân

- Trong giờ ra chơi, Hải và các bạn nam nô đùa với nhau xô vào bàn làm huỵch vào tay em khiến cho vở của em bị rách. Mặc dù rất buồn, giận dữ nhưng em đã kiềm chế cảm xúc và chấp nhận lời xin lỗi của bạn vì biết bạn chỉ vô tình.

- Vào năm học lớp 9, em, Mai, Hoàng và Thảo đều được cô giáo chọn vào đội tuyển HSG môn Lịch Sử cấp trường. Cô và chúng em đã cùng nhau ôn luyện rất kĩ càng để chuẩn bị cho vòng thi cấp thành phố. Vào ngày có kết quả, em là người duy nhất được đi tiếp vào vòng quốc gia. Dù lúc đó em cảm thấy rất vui nhưng em vẫn kiềm chế cảm xúc để an ủi những người bạn của mình vì không muốn bạn quá buồn khi nỗ lực hết mình lại đạt kết quả chưa cao.


Hoạt động 2

1. Thảo luận một số yêu cầu khi kiểm soát cảm xúc

2. Trình bày và tổng hợp những cách kiểm soát cảm xúc của em và các bạn

3. Thống nhất một số yêu cầu và cách kiểm soát cảm xúc

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập trên.

1. Thảo luận một số yêu cầu khi kiểm soát cảm xúc

- Hiểu rõ cảm xúc của mình

- Điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với tình huống, không gian,.. giao tiếp;

- Không làm tổn thương người khác và bản thân

2. Trình bày và tổng hợp những cách kiểm soát cảm xúc của em và các bạn

Cảm xúc

Cách kiểm soát cảm xúc

Lo lắng

- Chuẩn bị bài tốt nhất theo khả năng

- Điều chỉnh hơi thở chậm, đều;

-….

Hưng phấn quá mức

- Uống ngụm nước nhỏ;

- …..

….

….

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Thảo luận một số yêu cầu khi kiểm soát cảm xúc

- Xác định rõ cảm xúc của mình (vui vẻ, buồn bã, tức giận,..)

- Điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với tình huống, không gian,.. giao tiếp

- Tránh việc làm tổn thương người khác và bản thân

Advertisements (Quảng cáo)

2. Trình bày và tổng hợp những cách kiểm soát cảm xúc của em và các bạn

Cảm xúc

Cách kiểm soát cảm xúc

Lo lắng

- Chuẩn bị mọi thứ trong các tình huống thật kĩ càng

- Hít sâu, điều chỉnh hơi thở chậm

- Sử dụng tinh dầu giảm căng thẳng

- Nói chuyện với người xung quanh …

Hưng phấn quá mức

- Điều chỉnh hơi thở, hít sâu

- Sử dụng đồ ăn nhẹ (kẹo cao su)

- Uống từng ngụm nước nhỏ

Tức giận

- Hít thở sâu trong 10 giây

- Im lặng, điều chỉnh suy nghĩ

- Đọc sách

3. Thống nhất một số yêu cầu và cách kiểm soát cảm xúc

- Lắng nghe bản thân, xác định chính xác cảm xúc của bản thân

- Chấp nhận cảm xúc của bản thân và đưa ra cách kiểm soát cảm xúc phù hợp

- Giữ bình tĩnh trong bất kì tình huống nào

- Nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực

- Nếu không thể kiểm soát cảm xúc của mình, hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thâ/chuyên gia tâm lí,..


Hoạt động kết nối (Hoạt độngKN)

Vận dụng yêu cầu và kiểm soát cảm xúc vào các tình huống trong cuộc sống của em

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS tự liên hệ bản thân để kiểm soát cảm xúc ở các tình huống trong cuộc sống của em

Answer - Lời giải/Đáp án

HS tự vận dụng yêu cầu và kiểm soát cảm xúc vào các tình huống trong cuộc sống của em


Sinh hoạt lớp (SHL)

1. Vui múa hát với các bạn trong chương trình “Ngày hội Trăng Rằm”

2. Chia sẻ việc kiểm soát cảm xúc của em khi tham gia ngày hội

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập trên.

- Mai: Mình đã kiềm chế để không hét to khi xem múa lân

- Nam: Mình đã cố gắng kiềm chế sự nôn nóng chờ đến lượt để được cô giáo phát quà.

-…..

Answer - Lời giải/Đáp án

1. HS tích cực tham gia và cổ vũ vui múa hát với các bạn trong chương trình “Ngày hội Trăng Rằm”

2. Chia sẻ việc kiểm soát cảm xúc của em khi tham gia ngày hội

- Khi xem múa lân, em đã kiềm chế để không đứng lên, hò reo, hét to khi xem múa lân

- Khi cô giáo phát quà, em đã cố gắng kiềm chế sự nôn nóng chờ đến lượt.

- Em đã cố gắng kiềm chế sự tức giận khi bị người đằng trước dẫm vào chân

- Khi cảm thấy khó thở và mệt mỏi, em sẽ hít sâu và tìm chỗ thoáng đãng một chút rồi mới quay trở lại tham gia hoạt động.


Hoạt động kết nối (Hoạt độngKN)

Chuẩn bị hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ thực tế; trao đổi, thảo luận với bạn bè để chuẩn bị hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn

Answer - Lời giải/Đáp án

HS tự chuẩn bị hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn