Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Chân trời sáng tạo Bản 2 Tuần 4 trang 14, 15, 16 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân...

Tuần 4 trang 14, 15, 16 Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 2: Trình diễn hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn Chia sẻ những tình huống cần kiểm soát bản...

Hướng dẫn trả lời SHDC, HĐ 1, HĐ 2, HĐKN, SHL, HĐKN, TĐG Tuần 4 trang 14, 15, 16 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo Bản 2. Trình diễn hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn Chia sẻ những tình huống cần kiểm soát bản

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

1. Trình diễn hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn

2. Chia sẻ những tình huống cần kiểm soát bản thân khi em tham gia giao thông

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân, tham khảo thông tin sgk, internet để hoàn thành bài tập trên

Answer - Lời giải/Đáp án

1. HS tự trình diễn hoạt cảnh về tham gia giao thông an toàn

2. HS chia sẻ những tình huống cần kiểm soát bản thân khi em tham gia giao thông

- Khi đang lưu thông trên đường cần giảm tốc độ khi đi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ để tránh xảy ra va chạm

- Khi tắc đường, cần bình tĩnh, giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước..


Hoạt động 1

1. Nghe phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi “Ai kiểm soát cảm xúc tốt hơn?”

2. Xác định những tình huống cần kiểm soát cảm xúc mà em thường gặp

3. Chia sẻ các tình huống trước lớp

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên

TÌNH HUỐNG CẦN KIỂM SOÁT CẢM XÚC

Không gian

Mô tả tình huống

Cách kiểm soát

Ở trường

Tức giận khi bị bạn trêu ghẹo,..

Rời đi chỗ khác khi cảm thấy tức giận,…

Ở nhà

Ở nơi công cộng

….

Answer - Lời giải/Đáp án

1. HS nghe GV phổ biến luật chơi và tích cực tham gia trò chơi “Ai kiểm soát cảm xúc tốt hơn?”

Luật chơi: GV sẽ dùng cử chỉ để gia hiệu cho HS biểu hiện cảm xúc của mình. Trong thời gian ngắn, GV sẽ thay đổi các cử chỉ để HS linh hoạt thực hiện theo yêu cầu

GV để tay che miệng - Cả lớp sẽ im lặng

GV giơ tay cao trên đầy - Cả lớp cười to

GV hạ thấp độ cao của tay - Cả lớp cười nhỏ

GV làm hai tay hình chữ V - Cả lớp mỉm cười..

2. Xác định những tình huống cần kiểm soát cảm xúc mà em thường gặp

TÌNH HUỐNG CẦN KIỂM SOÁT CẢM XÚC

Không gian

Mô tả tình huống

Cách kiểm soát

Ở trường

Tức giận khi bị bạn trêu ghẹo

- Bình tĩnh, trình bày với GV

- Rời đi chỗ khác khi tức giận

Ở nhà

Tranh cãi với bố mẹ

Bình tĩnh, nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ

Advertisements (Quảng cáo)

Ở nơi công cộng

Có nhóm học sinh nói chuyện ồn ào ở thư viện

Bình tĩnh, thắng thắn nhắc nhở nhóm học sinh một cách tế nhị

3. HS tự chia sẻ các tình huống trước lớp


Hoạt động 2

1. Thảo luận những cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau

Tình huống 1: Lần trước, khi đang phát biểu, do quá hồi hộp nên An đã quên nội dung cần nói. Hôm nay, An rất lo lắng khi lại được cô giáo giao nhiệm vụ đọc diễn cảm bài thơ trong buổi giao lưu gặp mặt các em lớp 4. Nếu là An, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Một nhóm bạn đi thăm bạn bị bệnh đang nằm viện. Trong phòng chờ, bạn Hùng pha trò làm cả nhóm không kiềm được và cười to, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nếu là một người bạn trong nhóm, em sẽ làm gì?

2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để thực hiện việc kiểm soát cảm xúc phù hợp

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS trao đổi thảo luận các tình huống, đóng vai nhân vật trong các tình huống để thực hiện việc kiểm soát cảm xúc phù hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Thảo luận những cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau

- Tình huống 1: Nếu là An, em sẽ chuẩn bị thật kĩ lưỡng ở lần phát biểu này. Em sẽ nhớ các ý chính, luyện đọc nhiều lần, luyện đọc trước gương để thêm tự tin hơn. Em cũng có thể nhờ cô chỉnh sửa thêm để bài phát biểu diễn ra suôn sẻ hơn. Nhắc nhở, động viên bản thân mình sẽ làm được, làm thật tốt trong lần này.

- Tình huống 2: Nếu là một người bạn trong nhóm, em sẽ nhắc nhở Hùng rằng đây là nơi công cộng, không được cười to gây ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh. Các bạn có thể trò chuyện nhẹ nhàng với nhau trong lúc đợi.

2. HS tự đóng vai nhân vật trong các tình huống để thực hiện việc kiểm soát cảm xúc phù hợp


Hoạt động kết nối (Hoạt độngKN)

- Thực hiện việc kiểm soát cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hàng ngày

- Chuẩn bị các tiết mục để tự tin thể hiện bản thân trước lớp

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân, tham khảo thông tin sgk, internet để hoàn thành bài tập trên

Answer - Lời giải/Đáp án

- HS tự thực hiện việc kiểm soát cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hàng ngày (ở trường, ở nhà, ở nơi cộng cộng,…)

- Chuẩn bị các tiết mục để tự tin thể hiện bản thân trước lớp (hát, múa, vẽ tranh, đàn,..)


Sinh hoạt lớp (SHL)

1. Kể về các hoạt động do Đội tổ chức mà em đã tham gia

2. Vẽ sơ đồ về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động do Đội tổ chức đối với sự thay đổi của bản thân

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào gợi ý sgk, tham khảo thông tin sách báo, internet và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Các hoạt động do Đội tổ chức mà em đã tham gia

- Công tác tuyên truyền Luật giao thông

- Đại hội Liên đội

- Ngày hội Đọc sách học sinh toàn trường…

2. Vẽ sơ đồ về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động do Đội tổ chức đối với sự thay đổi của bản thân


Hoạt động kết nối (Hoạt độngKN)

Chuẩn bị hoạt cảnh về lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân, thảo luận trao đổi với bạn để chuẩn bị hoạt cảnh về lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình

Answer - Lời giải/Đáp án

HS tự chuẩn bị hoạt cảnh về lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình


Tự đánh giá (TĐG)

Tự đánh giá mức độ thực hiện những việc em đã làm qua bảng sau:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân đánh giá, xác định mức độ thực hiện những việc em đã làm

Answer - Lời giải/Đáp án

HS đánh giá những việc em làm (5/5: Hoàn thành Tốt; 4/5: Hoàn thành; 2/5: Chưa hoàn thành)