1. Ghi lại tên các bài tập đọc là bài văn miêu tả em đã học từ tuần 19 đến tuần 27 :
……………………………………
……………………………………
2. Lập dàn ý vắn tắt của một bài tập đọc là bài văn miêu tả nói trên.
DÀN Ý BÀI……………………
……………………………………
……………………………………
3. Viết lại một chi tiết hoặc câu văn mà em thích. Cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
………………………………..
…………………………………
TRẢ LỜI:
1. Ghi lại tên các bài tập đọc là bài văn miêu tả em đã học từ tuần 19 đến tuần 27 :
Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
2. Lập dàn ý vắn tắt của một bài tập đọc là bài văn miêu tả nói trên.
DÀN Ý BÀI PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
Bài tập đọc chỉ là một trích đoạn, chỉ có thân bài.
- Đoạn 1
Đền Thượng nằm ở đâu ? Trước đền, trong đền có gì ?
- Đoạn 2 :
+ Phong cảnh xung quanh như thế nào ?
Lăng của các vua Hùng ?
Bên trái là đỉnh Ba Vì.
Bên phải là dãy Tam Đảo.
Phía xa là Sóc Sơn.
Trước mặt là Ngã Ba Hạc.
Advertisements (Quảng cáo)
- Đoạn 3 :
+ Cảnh vật bên trong như thế nào ?
Cột đá An Dương Vương.
Đền Trung.
Đền Hạ, chùa Thiên Quang và đền Giếng.
b) ĐỀ : LẬP DÀN Ý VẮN TẮT
BÀI : HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN.
1. Mở bài :
Nguồn gốc của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
2. Thân bài :
- Việc lấy lửa diễn ra như thế nào ?
- Công việc chuẩn bị nấu cơm ra sao ?
- Công việc nấu cơm.
3. Kết bài :
- Chấm thi.
- Tâm trạng của đội đoạt giải.
c) Đề: Lập dàn ý vắn tắt bài : Tranh làng Hồ
(Bài tập đọc chỉ là một trích đoạn, chỉ có phần thân bài)
- Đoạn 1 : cảm nghĩ, tình cảm chung của tác giả đối với tranh làng Hồ ra sao ?
- Đoạn 2 : Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ
- Đoạn 3 : Sự độc đáo của kỹ thuật tranh làng Hồ ra sao ?
3. Viết lại một chi tiết hoặc câu văn mà em thích. Cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
a) "Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa”. Câu văn vẽ nên một cảnh sắc thiên nhiên nhiên tươi đẹp, những khóm hải đường rực rỡ tô điểm thêm cho sự uy nghiêm của đền.
b) Chi tiết các thành viên trong đội thổi cơm thi lấy lửa. Đó là một công việc khéo léo, đòi hỏi người thi phải có sức khỏe, sự khéo léo và kiên trì. Hoạt động đó gây nhiều sự hồi hộp và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người xem.
c) Ở đoạn 2, tác giả nhận xét và nói lên được sự độc đáo của tranh làng Hồ, lối nhận xét rất lạ và mới .“Những khoáy âm dương rất có duyên” và. Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ” nói lên sự yêu mến và quan sát rất kĩ những bức tranh làng Hồ của tác giả.