Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên trang 3 SGK Văn...

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên trang 3 SGK Văn 6 - Văn lớp 6...

Bài học đường đời đầu tiên - Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên trang 3 SGK Văn 6. Câu 3: Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu..)

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích Bài học dường đời đầu tiên và cho biết:

a)    Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn?

Trá lời:

a ) Truyện được kể theo lời của nhân vật chính: Dế Mèn.

b)    Bài văn có thể chia làm hai đoạn:

+ Đoạn 1 : từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”: miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

+ Đoạn 2: còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.

Câu 2. Đọc kĩ lại đoạn văn từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”, sau đó:

a) Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.

b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn. Thay thế một số tính từ đó bằng những từ đổng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về các dùng từ cùa tác giả.

c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.

a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.

-  Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

-   Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.

b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn:

cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.

-  Có thể thay các tính từ trên bằng một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa:

hủn hoẳn thay bằng ngắn tủn

giòn giã thay bằng giòn tan

trịnh trọng thay bằng oai vệ

Tuy nhiên, các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác, sắc cạnh để miêu tả nhân vật nổi bật lạ thường.

Advertisements (Quảng cáo)

c) Qua đoạn văn ta thấy Dế Mèn có tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.

Câu 3: Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu..)

Trá lời:

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là trịch thượng, khinh thường, không quan tâm giúp đỡ, điều này được biểu hiện ở các chi tiết sau:

-  Cách xưng hô: Tao - chú mày.

-   Khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì “hếch răng xì lên một hơi rõ dài” và lớn tiếng mắng mỏ.

-  Điệu bộ khinh khinh, mắng mỏ Dế Choắt.

Câu 4: Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?

Tâm lí của Dế Mèn được miêu tả rất tinh tế, hợp lí:

-  Vừa coi thường người khác, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng Dế Choắt.

-  Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc.

-   Hê hả vì trò đùa tai quái của mình: chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị.

-  Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm im thin thít

-  Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.

-  Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Choắt.

-  Ân hận, sám hối chân thành, đứng lăng hồi lâu trước mồ của Dế Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.

*   Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: Không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỉ để mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình.

Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?

Trá lời:

Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có hình dáng giống như thực tế. Bên cạnh đó tác giả đã nhân cách hoá để nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, mang tình cảm, tâm lí và các mối quan hệ như con người.

Một số tác phẩm có cách viết tương tự như: Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)