Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Em bé thông minh trang 74 SGK Văn 6 –...

Soạn bài Em bé thông minh trang 74 SGK Văn 6 – Ngữ văn lớp 6...

Em bé thông minh – Soạn bài Em bé thông minh trang 74 SGK Văn 6. Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: Hình thức dùng câu đô để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Dùng câu đô đế thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có mây tác dụng sau:

–  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

–  Tạo tình huống cho cô’t truyện phát triển

–   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

Câu 2: Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao? Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bôn lần:

–    Lần 1: Đáp lại câu đô của viên quan – “Trâu cày một ngày được mây đường?”.

–    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đôi với dân làng – nuôi ba con trâu đực sao chi chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

–    Lần 3: Cũng là thử thách của vua – từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

–   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài – xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

–   Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải “đốì đáp” với sứ thần nước ngoài.

–  Tính chất oái oăm của câu đô” cũng tăng lên.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

*   Trong mỗi lần thử thách, ero bé đã dùng những cách Tắt thông minh để giải đô’:

Advertisements (Quảng cáo)

–   Lần 1: Đô” lại viên quan.

–  Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đô”.

–   Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

–  Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sông dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

–  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lây “gậy ông đập lưng ông”.

–  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

–  Những lời giải đố dều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

–   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

–  Ý nghĩa đề cao trí thông minh.

–  Y nghĩa mua vui, hài hước.