Trang chủ Lớp 7 Tài liệu Dạy - Học Toán 7 (sách cũ) Thử tài bạn trang 112 Tài liệu dạy – học Toán 7...

Thử tài bạn trang 112 Tài liệu dạy – học Toán 7 tập 2, Điền vào chỗ trống để hoàn thành phần chứng minh định lí đảo....

4. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng - Thử tài bạn trang 112 Tài liệu dạy – học Toán 7 tập 2. Giải bài tập Điền vào chỗ trống để hoàn thành phần chứng minh định lí đảo.

Điền vào chỗ trống để hoàn thành phần chứng minh định lí đảo.

 

Chứng minh:

Xét hai trường hợp:

* \(D \in AB\) (hình 45a): Vì DA = DB (gt)

Nên D là………….của đoạn thẳng AB, do đó D thuộc…………của đoạn thẳng AB.

* \(D \notin AB\)(hình 45b): Kẻ đoạn thẳng nối D với trung điểm I của đoạn thẳng AB.

Ta có \(\Delta DAI = \Delta DBI\,\,\left( {c.c.c} \right)\)

Suy ra \(\widehat {{I_1}} = ...........\)

Mặt khác: \(\widehat {{I_1}} + \widehat {{I_2}} = {180^o}\,\,\left( {........} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

Nên ……………..=………….= 90o

Vậy………..là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Chứng minh:

* \(D \in AB\) (hình 45a). Vì DA = DB (gt)

Nên D là trung điểm của đoạn thẳng AB, do đó D thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

* \(D \notin AB\) (hình 45b). Kẻ đoạn thẳng nối D với trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ta có \(\Delta DAI = \Delta DBI\,\,\left( {c.c.c} \right)\) \( \Rightarrow {\widehat I_1} = {\widehat I_2}.\)

Mặt khác: \({\widehat I_1} + {\widehat I_2} = {180^o}\) (hai góc kề bù). Nên \({\widehat I_1} = {\widehat I_2} = 90^\circ .\)

Vậy DI là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - Học Toán 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)