Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 14 trang 19 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo...

Bài 14 trang 19 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2: Cho hai đường thẳng \(d: y = x - 2\) và \(d’: y = - 2x + 1\)...

Sử dụng kiến thức về hệ số góc của đường thẳng. Hướng dẫn giải bài 14 trang 19 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài tập cuối chương 5. Cho hai đường thẳng \(d: y = x - 2\) và \(d’: y = - 2x + 1\)....

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hai đường thẳng \(d:y = x - 2\) và \(d’:y = - 2x + 1\).

a) Tìm hệ số góc của hai đường thẳng d và d’.

b) Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng d và d’ với trục Ox và Oy.

c) Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x - m\) song song với d và cắt d’.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Sử dụng kiến thức về hệ số góc của đường thẳng: Hệ số a là hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) + Cho hai đường thẳng \(d:y = ax + b\) và \(d’:y’ = a’x + b’\):

+ Nếu \(a = a’,b \ne b’\) thì d và d’ song song với nhau và ngược lại.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nếu \(a \ne a’\) thì d cắt d’.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Đường thẳng \(d:y = x - 2\) có hệ số góc là 1; đường thẳng \(d’:y = - 2x + 1\) có hệ số góc là \( - 2\).

b) Thay \(x = 0\) vào hàm số \(y = x - 2\) ta có: \(y = 0 - 2 = - 2\). Khi đó, tọa độ giao điểm của đường thẳng d và trục Oy là (0; -2).

Thay \(y = 0\) vào hàm số \(y = x - 2\) ta có: \(0 = x - 2\), suy ra \(x = 2\). Khi đó, tọa độ giao điểm của đường thẳng d và trục Ox là (2; 0).

Thay \(x = 0\) vào hàm số \(y = - 2x + 1\) ta có: \(y = - 2.0 + 1 = 1\). Khi đó, tọa độ giao điểm của đường thẳng d’ và trục Oy là (0; 1).

Thay \(y = 0\) vào hàm số \(y = - 2x + 1\) ta có: \(0 = - 2x + 1\), suy ra \(x = \frac{1}{2}\). Khi đó, tọa độ giao điểm của đường thẳng d’ và trục Ox là \(\left( {\frac{1}{2};0} \right)\).

c) Đồ thì hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x - m\) song song với d và cắt d’ thì \(\left\{ \begin{array}{l}m - 2 = 1\\ - m \ne - 2\\m - 2 \ne - 2\end{array} \right.\), tức là \(\left\{ \begin{array}{l}m = 3\\m \ne 2\\m \ne 0\end{array} \right.\), suy ra \(m = 3\)

Advertisements (Quảng cáo)