Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 72 ôn tập chương SBT Toán 8 – Chân...

Bài 4 trang 72 ôn tập chương SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo: Cho hình thang cân có độ dài hai đáy lần lượt là 10cm và 4cm...

Sử dụng kiến thức về định lí Pythagore vào tam giác vuông để tính: Trong một tam giác vuông. Gợi ý giải bài 4 trang 72 ôn tập chương sách bài tập (SBT) toán 8 - Chân trời sáng tạo - Bài tập cuối chương 3. Cho hình thang cân có độ dài hai đáy lần lượt là 10cm và 4cm,...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình thang cân có độ dài hai đáy lần lượt là 10cm và 4cm, độ dài cạnh bên là 5cm. Hình thang đó có chiều cao là

A. 2cm.

B. 3cm.

C. 4cm.

D. 6cm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về định lí Pythagore vào tam giác vuông để tính: Trong một tam giác vuông, bình vuông độ dài của cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh góc vuông.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vẽ hình thang cân ABCD có AB//CD, \(AB = 4cm,\) \(CD = 10cm\) và \(AD = BC = 5cm\)

Advertisements (Quảng cáo)

Kẻ \(AE \bot DC,BF \bot DC\left( {E,F \in DC} \right)\) nên \(\widehat {AED} = \widehat {AEF} = \widehat {BFE} = \widehat {BFC} = {90^0}\)

Vì ABCD là hình thang cân nên \(\widehat D = \widehat C\)

Tam giác AED và tam giác BFC có:

\(\widehat {AED} = \widehat {BFC} = {90^0}\), \(\widehat D = \widehat C\), \(AD = BC = 5cm\)

Do đó, \(\Delta AED = \Delta BFC\left( {ch - gn} \right)\). Suy ra \(DE = CF\)

Tứ giác ABFE có: AB//EF, AE//BF (cùng vuông góc với DC) nên tứ giác ABFE là hình bình hành.

Do đó, \(AB = FE = 4cm\)

Suy ra: \(DE = FC = \frac{{DC - EF}}{2} = \frac{{10 - 4}}{2} = 3\left( {cm} \right)\)

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ADE vuông tại E có: \(A{E^2} = A{D^2} - D{E^2} = {5^2} - {3^2} = 16\), suy ra \(AE = 4cm\)

Chọn C