Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Kết nối tri thức Giải mục 1 trang 83, 84, 85 Toán 8 tập 2 –...

Giải mục 1 trang 83, 84, 85 Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức: Nếu A′B=AB thì hai tam giác có đồng dạng với nhau không? Vì sao?...

Giải chi tiết HĐ1, CH, LT1, VD mục 1 trang 83, 84, 85 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 34. Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Cho hai tam giác ABC và A'B'C' có... Nếu A′B=AB thì hai tam giác có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

Hoạt động1

Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ có \(\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{A’C’}}{{AC}} = \frac{{B’C’}}{{BC}}\)

a) Nếu A′B=AB thì hai tam giác có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

b) Nếu A′B < AB như hình 9.11. Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = A’B’. Kẻ đường thẳng qua M song song với BC và cắt AC tại N.

- Hãy giải thích vì sao ΔAMN ∽ ΔABC

- Hãy chứng tỏ rằng AN=A’C’′, MN=B′C′ để suy ra ΔAMN = ΔA’B’C’ (c.c.c)

- Hai tam giác A’B’C’ và ABC có đồng dạng với nhau không? Nếu có, em hãy viết đúng kí hiệu đồng dạng giữa chúng.

c) Nếu A’B’ > AB thì tam giác A’B’C’ có đồng dạng với tam giác ABC không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng hai tam giác đồng dạng để chứng minh các yêu cầu của bài toán.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Nếu A′B′=AB thì tam giác có đồng dạng.

Vì A′B′=AB \( \Rightarrow \)A’C’=AC => B’C’=BC => \(\widehat A = \widehat {A’};\widehat B = \widehat {B’};\widehat C = \widehat {C’}\)

=> Hai tam giác đồng dạng

b) MN // BC ( M∈AB, N∈AC) => ΔAMN ∽ ΔABC

=> \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{AN}}{{AC}} = \frac{{MN}}{{BC}}\)

Mà \(\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{A’C’}}{{AC}} = \frac{{B’C’}}{{BC}}\)

=> \(\frac{{A’B’}}{{AM}} = \frac{{A’C’}}{{AN}} = \frac{{B’C’}}{{MN}}\)

- Có AM= A’B’ => A’C’=AN \( \Rightarrow \) B’C’=MN

=> ΔAMN = ΔA’B’C’

=> ΔAMN ∽ ΔA’B’C’

Mà ΔAMN ∽ ΔABC

=> ΔABC ∽ ΔA′B′C′

c) Nếu A’B’ > AB thì tam giác A’B’C’ có đồng dạng với tam giác ABC. Vì \(\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{A’C’}}{{AC}} = \frac{{B’C’}}{{BC}}\)


Câu hỏi

Những cặp tam giác nào dưới đây (hình 9.13) là đồng dạng? (các kích thước được tính theo đơn vị centimét). Viết đúng kí hiệu đồng dạng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tính tỉ lệ giữa các cạnh của tam giác.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các cặp tam giác đồng dạng là: \(\Delta ABC \backsim \Delta HKG{;^{}}\Delta EFD \backsim \Delta NPM\)


Luyện tập1

Cho tam giác ABC có chu vi bằng 18 cm và tam giác DEF có chu vi bằng 27cm. Biết rằng AB=4cm, BC=6cm, DE=6cm, FD=12cm. Chứng minh ΔABC ∽ ΔDEF

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chứng minh : \(\frac{{AB}}{{DE}} = \frac{{AC}}{{DF}} = \frac{{BC}}{{EF}}\) từ đó suy ra: ΔABC ∽ ΔDEF

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì chu vi tam giác ABC bằng 18cm

=> AB+AC+BC=18 => 4+AC+6=18 => AC=8 (cm)

Vì chu vi tam giác DEF bằng 27cm

=> DE+EF+DF=27 => 6+EF+12=27 => EF=9 (cm)

Ta thấy \(\begin{array}{l}\frac{{AB}}{{DE}} = \frac{{AC}}{{DF}} = \frac{{BC}}{{EF}}\\ = \frac{4}{6} = \frac{8}{{12}} = \frac{6}{9} = \frac{2}{3}\end{array}\)

=> ΔABC ∽ ΔDEF


Vận dụng

Trở lại tình huống mở đầu. Em hãy vẽ một tam giác có ba cạnh tỉ lệ với ba cạnh của tam giác tạo bởi ba đỉnh là trái bóng và hai chân cột gôn. Từ đó tính góc sút bằng góc tương ứng của tam giác vừa vẽ được.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vẽ tam giác dựa vào tỉ lệ của độ rộng khung thành và khoảng cách của trái bóng với hai cột gôn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ta có tỉ lệ của độ rộng khung thành và khoảng cách hai cột gôn là: 7,32 : 10,98 : 14,64 = 2 : 3 : 4 nên độ dài cạnh của tam giác vẽ theo tỉ lệ 2 : 3 : 4.

Sử dụng thước đo góc, ta được \( \widehat C \approx 29^0 \) hay góc sút bằng khoảng \(29^0\).