Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Kết nối tri thức Giải mục 3 trang 88, 89 Toán 8 tập 2 – Kết...

Giải mục 3 trang 88, 89 Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức: Em hãy dự đoán xem tam giác A’B’C’ có đồng dạng với tam giác ABC không?...

Giải và trình bày phương pháp giải HĐ3, HĐ4, CH, LT3 , TTN mục 3 trang 88, 89 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 34. Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Bạn Tròn đang đứng ở vị trí điểm A...Em hãy dự đoán xem tam giác A’B’C’ có đồng dạng với tam giác ABC không?

Hoạt động3

Bạn Tròn đang đứng ở vị trí điểm A bên bờ sông và nhờ anh Pi tính giúp khoảng cách từ chỗ mình đứng đến chân một cột cờ tại điểm C bên kia sông (H.9.20a). Anh Pi lấy một vị trí B sao cho AB=10m, \(\widehat {ABC} = {70^o}{,^{}}\widehat {BAC} = {80^o}\) và vẽ một tam giác A’B’C’ trên giấy với A′B′=2cm, \(\widehat {A’B’C’} = {70^o};\widehat {B’A’C’} = {80^o}\)(H.9.20b)


Em hãy dự đoán xem tam giác A’B’C’ có đồng dạng với tam giác ABC không? nếu có thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 9.20 để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC với tỉ số đồng dạng \(\frac{1}{5}\)


Hoạt động4

Nếu ΔABC∽ΔA′B′C′ và anh Pi đo được A′C′=3,76cm thì khoảng cách từ bạn Tròn đến chân cột cờ là bao nhiêu mét?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào tỉ số đồng dạng của hai tam giác, tính khoảng cách từ bạn Tròn đến chân cột cờ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Có ΔA’B’C’ ∽ ΔABC với tỉ số đồng dạng là \(\frac{1}{5}\)

\(\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{A’C’}}{{AC}} = \frac{{B’C’}}{{BC}} = \frac{1}{5}\)

mà A′C′=3,76 (m) => AC=18,8 (m)

Khoảng cách từ bạn Tròn đến chân cột cờ là 18,8 m.


Câu hỏi

Những cặp tam giác nào trong hình 9.22 là đồng dạng? Viết đúng kí hiệu đồng dạng

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 9.22 và vận dụng trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác

Answer - Lời giải/Đáp án

Xét tam giác MPN có: \(\widehat P = {180^o} - \widehat M - \widehat N = {180^o} - {60^o} - {70^o} = {50^o}\)

Các cặp tam giác đồng dạng trong hình 9.22 là: \(\Delta ACB \backsim \Delta DF{\rm{E; }}\Delta {\rm{ACB}} \backsim \Delta {\rm{MP}}N;\Delta DF{\rm{E}} \backsim \Delta MPN\)


Luyện tập3

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 9.24. Biết rằng \(\widehat {ABC} = \widehat {A{\rm{D}}B}\). Hãy chứng minh ΔABC∽ΔADB và \(A{B^2} = A{\rm{D}}.AC\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chứng minh ΔABC ∽ ΔADB (g.g) suy ra tỉ số đồng dạng

Answer - Lời giải/Đáp án

Xét tam giác ABC và tam giác ADB có

\(\widehat {ABC} = \widehat {A{\rm{D}}B}\) và \(\widehat A\) chung

=> ΔABC ∽ ΔADB (g.g)

=>\(\frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{AB}}\)

=>\(A{B^2} = A{\rm{D}}.AC\)


Thử thách nhỏ

1. Biết rằng ba đường phân giác của tam giác ABC đồng quy tại I, ba đường phân giác của tam giác A’B’C’ đồng quy tại I’. Hãy chứng tỏ rằng nếu \( \widehat {A’I’B’} = \widehat {AIB} \) và \( \widehat {A’I’C’} = \widehat {AIC} \) thì \( \Delta A’B’C’ \backsim \Delta ABC \).

2. Với hai tam giác ABC và A’B’C’ trong phần Tranh luận, nếu thêm giả thiết các góc C và C’ nhọn thì hai tam giác đó có đồng dạng không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

1. Chứng minh tam giác ABC và tam giác A’B’C’ đồng dạng theo trường hợp góc - góc.

2. Tương tự như phần Tranh luận, lấy điểm M trên tia BC sao cho \( \Delta ABM \backsim \Delta A’B’C’ \). Giả sử điểm C không trùng với M và chứng minh điều đó là vô lý => Điểm C phải trùng với M và \( \Delta A’B’C’ \backsim \Delta ABC \)

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Do tổng các góc trong một tam giác bằng $180^{\circ}$ nên:

$\frac{\widehat{A^{\prime}}+\widehat{B^{\prime}}}{2}=180^{\circ}-\widehat{A^{\prime} I^{\prime} B^{\prime}}=180^{\circ}-\widehat{A I B}=\frac{\widehat{A}+\widehat{B}}{2} \text {. }$

Suy ra $\widehat{A^{\prime}}+\widehat{B^{\prime}}=\widehat{A}+\widehat{B}$. Do đó $\widehat{C^{\prime}}=180^{\circ}-\widehat{A^{\prime}}-\widehat{B^{\prime}}=180^{\circ}-\widehat{A}-\widehat{B}=\widehat{C} \text {. } $

Tương tự, $\widehat{B^{\prime}}=\widehat{B}$. Vậy $\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ và $\triangle A B C$ có: $\widehat{B^{\prime}}=\widehat{B}, \widehat{C^{\prime}}=\widehat{C}$. Do đó $\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \backsim \triangle A B C$ (g.g).

2. Nếu góc C và C’ đều nhọn: Lấy điểm $M$ trên tia $B C$ sao cho $\triangle A B M \perp \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$. Giả sử điểm $C$ không trùng với $M$. Khi đó: $\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ và $\triangle A B M$ nên $\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A M}=\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}$ và kéo theo $A M=A C$, hay $\triangle A M C$ cân tại $A$.

+) Nếu $M$ nằm giữa $B$ và $C$ thì $\widehat{A M B}=180^{\circ}-\widehat{A M C}$

$=180^{\circ}-\widehat{A C M}>90^{\circ}>\widehat{A^{\prime} C^{\prime} M^{\prime}}$ và ta nhận được điều vô lí.

+) Vậy $C$ ở giữa $B$ và $M$ (như hình 9.19). Khi đó $\widehat{A C B}=180^{\circ}-\widehat{A C M}$

$=180^{\circ}-\widehat{A M B}=180^{\circ}-\widehat{C}>90^{\circ}$ và ta nhận được điều vô lí.

Vậy điểm $C$ phải trùng với $M$ và $\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \backsim \triangle A B C$.