Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 trang 46
Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?
A. \(y = \frac{1}{x} + 2\).
B. \(y = 2{x^2} - 3\).
C. \(y = \sqrt 2 (x - 1)\).
D. \(y = 0.x + 3\).
Dựa vào khái niệm hàm số bậc nhất: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0.
Trong các hàm số trên chỉ có hàm số \(y = \sqrt 2 (x - 1)\) là hàm số bậc nhất.
=> Chọn đáp án C.
Câu 2 trang 46
Cho hàm số bậc nhất y = f(x) = -2x – 3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. f(-1) = -5.
B. f(1) = -5.
C. f(1) = -1.
D. f(-1) = 1.
Thay x = -1 và x = 1 vào để tìm giá trị của hàm số.
f(-1) = -2.(-1) – 3 = -1.
f(1) = -2.1 – 3 = -5.
=> Chọn đáp án B.
Câu 3 trang 46
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = -2x + 4 với trục Ox là
A. (2; 0).
B. ( 4; 0).
C. (0; 4).
D. (0; 2).
Advertisements (Quảng cáo)
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất với trục Ox là điểm có tung độ bằng 0.
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = -2x + 4 với trục Ox có tung độ bằng 0 nên ta có:
-2x + 4 = 0
-2x = -4
x = 2
=> Chọn đáp án A.
Câu 4 trang 46
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = 3x - 6 với trục Oy là
A. (2; 0).
B. ( 0; -6).
C. (-6; 0).
D. (0; 2).
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất với trục Oy là điểm có hoành độ bằng 0.
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = 3x – 6 với trục Oy có hoành độ bằng 0 nên ta có:
y = 3.0 – 6
y = -6.
=> Chọn đáp án B.
Câu 5 trang 46
Cho hàm số \(y = \frac{{m - 1}}{{m + 1}}x + 5\). Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?
A. m ≠ 1.
B. m ≠ -1.
C. m ≠ 1 và m ≠ -1.
D. m = 1.
Dựa vào khái niệm hàm số bậc nhất: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0
Để hàm số \(y = \frac{{m - 1}}{{m + 1}}x + 5\) là hàm số bậc nhất thì \(\frac{{m - 1}}{{m + 1}} \ne 0\) hay m ≠ 1 và m ≠ -1.
=> Chọn đáp án C.