Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 trang 51
Hệ số góc của đường thẳng y=12−32x là
A. 12.
B. 32.
C. −32.
D. −23.
Dựa vào khái niệm hệ số góc của đường thẳng: Ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.
Hệ số góc của đường thẳng y=12−32x là −32.
=> Chọn đáp án C.
Câu 2 trang 51
Đồ thị hàm số y=(√2−1)x−3 song song với đồ thị hàm số nào sau đây?
A. y=(√2+1)x−3.
B. y=(√2−1)x+1.
C. y=1√2−1x−3.
D. y=√2x−3.
Hai đường thẳng y=ax+b(a≠0) và y=a′x+b′(a′≠0) song song với nhau khi a = a’, b ≠ b’.
Ta có: √2−1=√2−1;−3≠1 nên đồ thị hàm số y=(√2−1)x−3 song song với đồ thị hàm số y=(√2−1)x+1.
=> Chọn đáp án B.
Câu 3 trang 51
Giá trị của m để đồ thị hàm số y=(m+2)x+5 là đường thẳng có hệ số góc bằng -3 là
A. m = 5.
B. m = 3.
C. m = -3.
D. m = -5.
Advertisements (Quảng cáo)
Thay hệ số góc bằng -3 để tìm m.
Để đồ thị hàm số y=(m+2)x+5 là đường thẳng có hệ số góc bằng -3 thì m + 2 = -3 hay m = -3 – 2 = -5.
=> Chọn đáp án D.
Câu 4 trang 51
Giá trị của m để đường thẳng y = (2m – 1)x – 7 cắt đường thẳng y = 5x + 4 khi
A. m = 3.
B. m ≠ 3.
C. m ≠ 3 và m ≠12.
D. m ≠12.
Hai đường thẳng y=ax+b(a≠0) và y=a′x+b′(a′≠0) cắt nhau khi a ≠ a’.
Để y = (2m – 1)x – 7 là hàm số bậc nhất thì 2m – 1 ≠ 0 hay m≠0+12=12.
Để hai đường thẳng cắt nhau thì 2m – 1 ≠ 5 hay m≠5+12=3.
=> Chọn đáp án C.
Câu 5 trang 51
Giá trị của m để đường thẳng y = (m – 1)x + 1 (m ≠ 1) song song với đường thẳng y = 2x + 3 là
A. m = 3.
B. m = -3.
C. m = 1.
D. m = 2.
Hai đường thẳng y=ax+b(a≠0) và y=a′x+b′(a′≠0) song song với nhau khi a = a’, b ≠ b’.
Để đường thẳng y = (m – 1)x + 1 (m ≠ 1) song song với đường thẳng y = 2x + 3 thì
{m−1=21≠3 hay m = 3.
=> Chọn đáp án A.