Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 trang 58
Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?
A. 0x + 2 = 0.
B. 2x + 1 = 2x + 2.
C. 2x2 +1 = 0.
D. 3x -1 = 0.
Phương trình nào có dạng y = ax + b (a ≠ 0)là phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình 3x – 1 = 0 là phương trình bậc nhất một ẩn.
=> Chọn đáp án D.
Câu 2 trang 58
Tập nghiệm S của phương trình 3(x + 1) − (x − 2) = 7 − 2x là
A. S = 0.
B. S = \(\left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\).
C. S = ∅.
D. S = R.
Giải phương trình đã cho và viết tập nghiệm từ đó chọn được đáp án đúng.
3(x + 1) − (x − 2) = 7 − 2x
3x + 3 – x + 2 = 7 − 2x
4x = 2
\(x = \frac{1}{2}\).
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = \(\left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\).
=> Chọn đáp án B.
Câu 3 trang 58
Hàm số nào nào sau đây là hàm số bậc nhất?
A. y = 0x + 3.
B. y = 3x2 + 2.
C. y = 2x.
D. y = 0.
Advertisements (Quảng cáo)
Hàm số nào có dạng y = ax + b (a ≠ 0) là hàm số bậc nhất một ẩn.
Hàm số y = 2x là hàm số bậc nhất.
=> Chọn đáp án C.
Câu 4 trang 59
Đường thẳng có hệ số góc bằng 2 và đi qua điểm (-1;2) là:
A. y = 2x + 2.
B. y = 2x – 1.
C. y = −x + 2.
D. y = 2x + 4.
Vì hàm số có hệ số góc là 2 => y = 2x + b.
Thay x = -1; y = 2 vào công thức hàm số để tìm ra b.
Suy ra được hàm số cần tìm.
Vì hàm số có hệ số góc là 2 => y = 2x + b.
Hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng đi qua điểm (-1; 2) , thay x = −1, y = 2 vào y = 2x + b => b = 4.
Vậy ta có hàm số là y = 2x + 4.
=> Chọn đáp án D.
Câu 5 trang 59
Giá trị m để đường thẳng y = (m + 1)x + 2 song song với đường thẳng y = −2x là
A. m = −3.
B. m = −2.
C. m = 2.
D. m = 1.
Hai đường thẳng song song có a = a’; b ≠ b′.
Hai đường thẳng song song với nhau khi:
m + 1 = −2 và 2 ≠ 0
m = −3.
=> Chọn đáp án A.