Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn lớp 9 (sách cũ) Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù lòa, nhưng tấm lòng ông vằng vặc...

Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù lòa, nhưng tấm lòng ông vằng vặc như sao Bắc đẩu. Em hãy bình luận và chứng minh: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ta cuối thế kỉ XIX, là ...

- Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù lòa, nhưng tấm lòng ông vằng vặc như sao Bắc đẩu. Em hãy bình luận và chứng minh.. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ta cuối thế kỉ XIX, là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là bài ca yêu nước tự hào dân tộc.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ta cuối thế kỉ XIX, là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là bài ca yêu nước tự hào dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ta cuối thế kỉ XIX, là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là bài ca yêu nước tự hào dân tộc. Trong bài phát biểu nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất nhà thơ yêu nước Nam Bộ, Bảo Định Giang có nói:
"Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù lòa, nhưng tấm lòng ông vằng vặc như sao Bắc đẩu”. Câu nói ấy biểu lộ một tình cảm kính yêu và khâm phục của nhân dân ta đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
"Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù lòa” đó là một bi kịch của nhà thơ. Sau khi đỗ tú tài, ông ra Huế chuẩn bị cho một kì thi mới thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi, trở về quê chịu tang. Đi đường vất vả, bị cảm, lại thương khóc mẹ nhiều, ông bị mù. Không khuất phục trước số phận, ông mở trường dạy học, làm thuốc cứu người và sáng tác thơ văn. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi là tấm gương sáng chói. Truyện Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ - Hà Mậu và hàng trăm bài thơ, bài văn tế chứa chan tình yêu nước của ông đã góp phần làm giàu đẹp nền văn học Việt Nam cận đại.
Sinh ra và sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn và thối nát cực độ, đầy rẫy chuyện đau lòng, bọn bất lương, bọn lừa thầy phản bạn, bọn trộm cướp nổi lên như ong, Nguyễn Đình Chiểu đã lấy thơ văn đề cao đạo đức, "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ông đã sáng tạo ra một thế giới nhân vật "trung, hiếu, tiết, hạnh”. Lục Vân Tiên là đứa con hiếu thảo, là người anh hùng vị nghĩa đánh cướp cứu dân:
Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.
Ông Ngư sống cuộc đời sông nước, coi thường danh lợi, giàu tình nhân ái. Vân Tiên chết đuối được ông cứu vớt. Cả nhà săn sóc cơm cháo thuốc thang:
Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa hú chờ trả ơn.
Đọc truyện Ngư Tiều y thuật vấn đáp, hình ảnh Nhân Sư đã để lại trong tâm hồn chúng ta một ấn tượng rất sâu sắc. Tổ quốc bị quân thù chiếm đóng, là một trí thức đầy danh vọng, không thể để lũ giặc mua chuộc, dụ dỗ, ông xông mù đôi mắt, giữ trọn khí tiết, quyết không đội trời chung với giặc:

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương.
Vương Tử Trực, Hớn Minh nghĩa khí, cao cả trong tình bạn. Kiều Nguyệt Nga tiết nghĩa, chung thủy trong tình yêu, v.v... Trái lại, bọn Phong Lai, Bùi
Kiệm. Trịnh Hâm, cha con Võ Thái Loan, v.v... tiêu biểu cho bọn tà tâm, độc ác, đã bị trừng phạt. Qua đó, ta thấy thái độ yêu, ghét, phân biệt chính, tà của nhà thơ rất rõ ràng, dứt khoát, tiến bộ và sáng ngời niềm tin. Thật vậy, tấm lòng nhà thơ "vằng vặc như sao Bắc đẩu”.
Thơ văn yêu nước là lời tâm huyết của nhà thơ mù đất Đồng Nai. Giặc Pháp xâm lăng nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng nhục nhã, dâng nước ta cho giặc. Nguyễn Đình Chiểu đau đớn thương xót nhân dán lầm than. Ông trách móc và tha thiết mong đợi:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay...
(...) Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?
(Chạy giặc)
Tuy bị mù lòa, nhưng nhà thơ đã đứng về phía các lãnh tụ nghĩa quân, bàn mưu tính kế đánh Pháp. Ông ca ngợi lòng yêu nước, chí quả cảm của các nghĩa sĩ đã oanh liệt hi sinh vì đại nghĩa. Với ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, họ xung trận với khí thế "kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”. Tấm lòng son sắt trung nghĩa của họ vằng vặc như ánh trăng rằm. Khí phách chiến đấu của nghĩa sĩ lẫm liệt vô song: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ bình, muôn kiếp nguyện được trả thù kia...” (Văn tố nghĩa sĩ cần Giuộc). Trong thế nước hiểm nghèo "súng giặc đất rền”, tiếng thơ của ông ngùn ngụt hốc lửa căm giận, tin lifting mãnh liệt về một ngày mai tươi sáng, đất nước được giải phóng, nhân dân được sống yên vui thanh bình:
...Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.
Chừng nào thánh đế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
(Xúc cảnh)
Chí căm thù giặc Pháp xâm lược, tình cảm yêu nước thương dân của nhà thơ đã làm cho nhân dân ta vô cùng kính phục. Đúng như Bảo Định Giang đã nói: "Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù lòa, nhưng tấm lòng ông vằng vặc như sao Bắc đẩu”. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ vĩ đại "Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” (Tùng Thiện Vương). Niềm tin của ông vô cùng mãnh liệt và sáng ngời:
Sau trời Thúc Quý tan mây,
Sống trong bể lặng mắt thầy sáng ra.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiếu là hài ca nhân nghĩa và yêu nước tuyệt vời. Tên tuổi nhà thơ không bao giờ phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Ông là tấm gương cao quý của kẻ sĩ trước mọi sóng gió cuộc đời, tận trung, tận hiếu với nước với dân. Vĩ đại thay nhà thơ mù yêu nước Nam Bộ. Nhân cách cao đẹp của ông là bài học lớn cho nhân dân ta.

Advertisements (Quảng cáo)

                                                                                         

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)