Trang chủ Lớp 9 SBT Sinh lớp 9 Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 89 Sách bài tập môn...

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 89 Sách bài tập môn Sinh 9: A-BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI trang 89...

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 89 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Bài 1. Quần thể sinh vật là gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1. Quần thể sinh vật là gì ?

■   Lời giải

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

Như vậy, những dấu hiệu để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật nào đó có phải là một quần thể hay không là :

–    Cùng một loài.

–    Cùng sinh sống trong một không gian nhất định.

–    Vào một thời điểm nhất định.

–    Các cá thể trong tập hợp có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

Ví dụ : Quần thể Cá chép ở Hồ Tây, Hà Nội.

Bài 2. Những đặc trưng của quần thể sinh vật là gì ?

■   Lời giải

Quần thể là một cấp tổ chức cao hơn cá thể và có những đặc trưng mà cá thể không có như : tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ… Căn cứ vào những đặc trưng này mà phân biệt các quần thể khác nhau trong cùng một loài.

Đặc trưng

Nội dung

Tỉ lệ giới tính

–    Là tỉ lệ giữa cá thể đực và cá thể cái.

–     Tỉ lệ giới tính thay đổi theo nhóm tuổi quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cái

–     Sự biến đổi của tỉ lệ giới tính ở các loài khác nhau là khác nhau và còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường.

Đặc trưng

Nội dung

Thành phần nhóm tuổi

–     Mỗi quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

–    Có 3 nhóm tuổi:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.

+ Nhóm tuổi sinh sản có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể.

+ Nhóm tuổi sau sinh sản không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

Mật độ quần thể

Advertisements (Quảng cáo)

–     Là số lượng cá thể hay khối lượng các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

–     Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.

–     Sự tăng giảm của mật độ quần thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn và những biến động của thời tiết.

Bài 3. Vẽ sơ đồ 3 dạng tháp tuổi của quần thể.

■   Lời gỉải

A. Dạng phát triển; B. Dạng ổn định; C. Dạng giảm sút

 

Bài 4. Những đặc trưng của quần thể người là gì ?

■   Lời giải

Về mặt sinh học, con người thuộc lớp Thú nhưng con người có tư duy, có trí thông minh và có khả năng lao động… nên quần thể người có những đặc trưng sau đây :

–     Có những đặc trưng chung như những quần thể sinh vật khác : tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể…

–     Có những đặc trưng kinh tế — xã hội mà các quần thể sinh vật khác không có : pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá…

–     Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

Bài 5. Hãy trình bày thành phần nhóm tuổi của quần thể người.

■   Lời giải

–    Quần thể người có 3 nhóm tuổi:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản : từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động : từ 15 tuổi đến 64 tuổi.

+ Nhóm tuổi sau sinh sản : từ 65 tuổi trở lên.

–    Có 3 dạng tháp tuổi:

+ Dạng phát triển : Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu thị đặc điểm là trẻ sơ sinh hằng năm cao.

+ Dạng ổn định : Đáy rộng nhưng cạnh tháp ít xiên hơn dạng phát triển biểu thị đặc điem tỉ lẹ sinh vẫn cao, tỉ lệ tử vong đã giảm hơn so với dạng phát triển.

+ Dạng giảm sút: Đáy hẹp, cạnh tháp gần như không xiên mà gần như thẳng đứng biểu thị đặc điểm tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp.