Trang chủ Lớp 9 SBT Sinh lớp 9 (sách cũ) Bài 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 91 SBT Sinh 9:...

Bài 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 91 SBT Sinh 9: A-BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI trang 89...

Bài 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Bài 6. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh là gì ?

Bài 6. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh là gì ?

■   Lời giải

-    Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Tuy nhiên, tăng dân số còn chịu ảnh hưởng của sự di cư và chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

-    Tăng dân số quá nhanh dẫn tới những hậu quả : thiếu nơi ở, thiếu lương thực, thiếu trường học, bệnh viện, ô nhiễm môi trường, kinh tế nghèo, tắc nghẽn giao thông...

Bài 7. Quần xã sinh vật là gì ? Nêu những đặc điểm cơ bản của quần xã.          

■   Lời giải

-     Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài sinh vật khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

-    Những đặc điểm cơ bản của quần xã :

+ Số lượng các loài trong quần xã :

Độ đa dạng : số lượng loài nhiều hay ít trong quần xã - mức độ phong phú về số loài trong quần xã.

Độ nhiều : mật độ cá thế của từng loài trong quần xã.

Độ thường gặp : tỉ lệ % số điểm bắt gặp một loài trong tổng sô địa điểm khảo sát.

+ Thành phần loài trong quần xã :

Loài ưu thế : loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn... hoặc hoạt động của loài đó có tác động lớn đến các loài khác và tới môi trường.

Loài đặc trưng : loài chỉ có trong một quần xã hoặc nhiều hơn hẳn các loài khác. 

Bài 8. Quần xã sinh vật và ngoại cảnh có quan hệ với nhau như thế nào ? Khống chế sinh học là gì ?

■   Lời giải

-      Các quần thể không thể tồn tại một cách biệt lập với các quần thể khác mà chúng phải sống dựa vào nhau về nhiều phương diện : con mồi - vật dữ, kí sinh - vật chủ, cạnh tranh khác loài... Không những thế, chúng phải tồn tại trong môi trường với sự tác động của các nhân tố vô sinh.

Vì vậy, ngoại cảnh và quần xã luôn có tác động qua lại với nhau. Đây là kết quả tổng hợp của các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể và mối quan hệ giữa các quần thể với nhau.

-    Ví dụ :

+ Gặp khí hậu thuận lợi, ấm áp, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây phát triển, số lượng sâu tăng khiến cho chim ăn sâu có điều kiện kiếm mồi và phát triển... nhưng khi chim sâu quá nhiều thì số lượng sâu bị tiêu diệt càng lớn và số lượng sẽ giảm.

+ Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt: cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di cư chống rét...

-      Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể này bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm gọi là khống chế sinh học.

Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Nhưng nhờ có khống chế sinh học mà số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn dao động quanh vị trí ổn định, phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. 

Bài 9. Hệ sinh thái là gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

■   Lời giải

-     Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).

Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.

-     Ví dụ : Trong một khu rừng có nhiều cây to nhỏ khác nhau và nhiều động vật thuộc các loài khác nhau. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường sống của chúng tạo thành một hệ sinh thái.

-    Thành phần của hệ sinh thái gồm :

+ Thành phần vô cơ : nước, không khí, ánh sáng, đất...

+ Sinh vật sản xuất : thực vật hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ C02 và H20.

+ Sinh vật tiêu thụ : động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

+ Sinh vật phân giải : phân huỷ các xác động, thực vật.

Bài 10. Trình bày mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã.

■   Lời giải

-    Các sinh vật trong quần xã phụ thuộc vào nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng là mối quan hệ quan trọng nhất.

-    Trong quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

+ Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Ví dụ : Chuỗi thức ăn cỏ - bò - hổ, trong đó mỗi loài là một mắt xích, bò ăn cỏ nhưng lại bị hổ ăn thịt.

+ Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. Trong tự nhiên, mỗi loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà nhiều chuỗi thức ăn, tạo nên mắt xích chung của lưới thức ăn.

Ví dụ : Chuột ăn thực vật nhưng lại là đối tượng sãn mồi của rắn, của cầy, của đại bàng.

Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm : sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Bài 11. Trong tự nhiên có những nhóm hệ sinh thái chính nào ?

■   Lời giải

Trong tự nhiên có 3 nhóm hệ sinh thái chính sau đây :

-    Nhóm hệ sinh thái trên cạn (hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên...).

-    Nhóm hệ sinh thái nước mặn (hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn...).

-    Nhóm hệ sinh thái nước ngọt (hệ sinh thái nước đứng, nước chảy...).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)