Trang chủ Lớp 9 SBT Sinh lớp 9 (sách cũ) Bài tập tự luận 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 92...

Bài tập tự luận 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 92 SBT Sinh 9: B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang...

Bài tập tự luận 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 92 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Bài 7. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn "đồng cỏ” là gì ?

Bài 7. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn "đồng cỏ” là gì ?

-    Trong tự nhiên có một số chuỗi thức ăn cơ bản như chuỗi thức ăn "đồng cỏ”, chuỗi thức ăn mùn bã sinh vật...

-    Trong chuỗi thức ăn "đồng cỏ”, sinh vật khởi đầu là thực vật. Chuỗi thức ăn này rất phổ biến trong tự nhiên.

Trong chuỗi thức ăn này, thực vật đóng vai trò là sinh vật cung cấp vì chúng có khả năng quang hợp dưới ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ là CO2 và H20 nhờ chúng có sắc tố quang hợp.

Bài 8. Bậc dinh dưỡng là gì ?

- Trong lưới thức ăn, những mắt xích thức ăn thuộc cùng một nhóm hợp thành một bậc dinh dưỡng.

-    Có các bậc dinh dưỡng sau :

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 : gồm các sinh vật sản xuất.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 : gồm các sinh vật tiêu thụ cấp 1 - động vật ăn thực vật.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 : gồm các sinh vật tiêu thụ cấp 2 - động vật ăn động vật.

(tương tự có thể có bậc dinh dưỡng cấp 4) 

Bài 9. Giả sử một quần xã có các sinh vật sau : cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật.

Hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có trong quần xã đó.

Cỏ -> Thỏ -> Mèo rừng -> Vi sinh vật

Cỏ -> Thỏ -> Hổ -> Vi sinh vật

Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật

Cỏ -> Sâu hại -> Chim ăn sâu -> Vi sinh vật

Bài 10. Nêu ví dụ về một hệ sinh thái. Hãy cho biết, trong hệ sinh thái đó có những thành phần cơ bản nào.

Advertisements (Quảng cáo)

- Ví dụ : hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

-    Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có những thành phần cơ bản sau :

+ Các chất vô sinh như : đất, nước, không khí, thảm mục...

+ Sinh vật sản xuất là thực vật (cây gỗ các loại, cây bụi, dây leo, cây cỏ...).

+ Sinh vật tiêu thụ là động vật ăn thực vật (hươu, nai, trâu, bò, thỏ...) và động vật ăn động vật (hổ, báo, sư tử, rắn, cáo...).

+ Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm...).

Bài 11. Quan sát hình A, B, c sau đây và mô tả nguyên tắc chung xây dựng tháp tuổi.

- Hình trên là hình thể hiện ba dạng tháp tuổi : dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.

-     Mô tả : Để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể, người ta dùns biểu đồ tháp tuổi. Trong mỗi quần thể có 3 nhóm tuổi : nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có những vai trò nhất định trong quần thể.

Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang nhỏ xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó nhóm tuổi trước sinh sản xếp dưới cùng, trên đó là nhóm tuổi sinh sản và trên cùng là nhóm tuổi sau sinh sản. 

Bài 12. Hoàn thành các chuỗi thức ăn sau cho phù hợp.

.......... >      Chuột       -> ..................

.......... >        Gà          ->  ................

...........->    Sâu hại cây ->  .................

............->        Nai         -> .................

Cỏ -> Chuột -> Chim đại bàng

Cỏ -> Gà -> Trăn

Cỏ -> Sâu hại cây -> Chim ăn sâu

Cỏ -> Nai -> Hổ

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)