Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 53 trang 124 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1:...

Bài 53 trang 124 SBT toán 9 - Cánh diều tập 1: Cho ba đường tròn (A; 10 cm), (B; 15 cm), (C; 15 cm) tiếp xúc ngoài với nhau đôi một...

Bước 1: Chứng minh A thuộc đường trung trực của BC (do \(AB = AC\)). Bước 2. Trả lời Giải bài 53 trang 124 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1 - Bài tập cuối chương V . Cho ba đường tròn (A; 10 cm), (B; 15 cm), (C; 15 cm) tiếp xúc ngoài với nhau đôi một.

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho ba đường tròn (A; 10 cm), (B; 15 cm), (C; 15 cm) tiếp xúc ngoài với nhau đôi một. Đường tròn (A) tiếp xúc với (B) và (C) lần lượt tại C’ và B’. Đường tròn (B) tiếp xúc với (C) tại A’ (Hình 53).

a) Chứng minh AA’ là tiếp tuyến chung của đường tròn (B) và (C).

b) Tính độ dài đoạn thẳng AA′ và diện tích tam giác AB’C’.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Bước 1: Chứng minh A thuộc đường trung trực của BC (do \(AB = AC\)).

Bước 2: Chứng minh \(A’\) thuộc đường trung trực của BC (do\(BA’ = CA’\)).

b) Bước 1: Tính \(AA’\): Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác \(AA’B\).

Bước 2: Chứng minh \(B’C’//BC\) (áp dụng định lý Thales trong tam giác ABC), từ đó tính được B’C’.

Bước 3: Áp dụng định lý Thales trong tam giác ACA’ để tính AH.

Bước 4: Chứng minh \(AH \bot C’B’\) và tính diện tích tam giác AB’C’.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có: \(AC’ = AB’ = 10\)cm (bán kính (A)),

Advertisements (Quảng cáo)

\(BC’ = BA’ = 15\)cm (bán kính (B)),

\(CA’ = CB’ = 15\)cm (bán kính (C)).

Do \(AB = BC’ + AC’ = 15 + 10 = 25\)cm và \(AC = CB’ + AB’ = 15 + 10 = 25\)cm nên \(AB = AC\), do đó A thuộc đường trung trực của BC.

Mà \(BA’ = CA’ = 15\)cm nên \(A’\) thuộc đường trung trực của BC.

Suy ra \(AA’\) đường trung trực của BC, nên \(AA’ \bot BC\) tại A’

Vậy \(AA’\) là tiếp tuyến chung của (B) và (C).

b) Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông \(AA’B\) có:

\(AA’ = \sqrt {A{B^2} - BA{‘^2}} = \sqrt {{{25}^2} - 15{‘^2}} = 20\)cm.

Gọi H là giao điểm của AA’ và B’C’.

Ta có \(BC = BA’ + CA’ = 15 + 15 = 30\)cm.

Xét tam giác ABC có \(\frac{{AC’}}{{AB}} = \frac{{AB’}}{{AC}} = \frac{{10}}{{25}}\) nên \(B’C’//BC\) (định lý Thales đảo).

Do đó \(\frac{{B’C’}}{{BC}} = \frac{{AB’}}{{AC}}\) hay \(B’C’ = \frac{{BC.AB’}}{{AC}} = \frac{{30.10}}{{25}} = 12\)cm.

Xét tam giác ACA’ có \(HB’//CA’\) nên \(\frac{{AH}}{{AA’}} = \frac{{AB’}}{{AC}}\) (định lý Thales) hay \(AH = \frac{{AB’.AA’}}{{AC}} = \frac{{10.20}}{{25}} = 8\)cm.

Ta có \(B’C’//BC,AA’ \bot BC\) nên \(B’C’ \bot AA’\) hay \(AH \bot C’B’\).

Diện tích tam giác \(AB’C’\) là \(\frac{1}{2}B’C’.AH = \frac{1}{2}.12.8 = 48\)cm2.