Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 85 SBT Toán 9 – Chân trời sáng tạo...

Bài 4 trang 85 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1: Cho đường tròn (O; 8 cm) và hai điểm A...

Dựa vào: Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0) là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R. Trả lời - Bài 4 trang 85 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 1. Đường tròn. Cho đường tròn (O; 8 cm) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn thoả mãn AB = 6 cm. Vẽ đường kính MN sao cho hai đoạn thẳng MN và AB không có điểm chung. Gọi A’...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho đường tròn (O; 8 cm) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn thoả mãn AB = 6 cm. Vẽ đường kính MN sao cho hai đoạn thẳng MN và AB không có điểm chung. Gọi A’, B’ lần lượt là hai điểm đối xứng với A, B qua MN. Chứng minh:

a) ABB’A’ là hình thang cân.

b) Bốn điểm A, B, B’, A’ cùng nằm trên đường tròn (O; 8 cm).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào: Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0) là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.

Mọi đường thẳng đi qua tâm của đường tròn đều là trục đối xứng của nó.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có AA’ // BB’ (Vì cùng vuông góc với MN) (1)

Gọi I, J lần lượt là giao điểm của MN với AA’, BB’. Ta có \(\Delta AIJ = \Delta A’IJ\), suy ra AJ = A’J, suy ra \(\Delta ABJ = \Delta A’B’J\), suy ra \(\widehat B = \widehat {B’}\). (2)

Từ (1) và (2), suy ra ABB’A’ là hình thang cân.

b) Ta có MN là trục đối xứng của đường tròn (O; 8 cm), A, B đã thuộc đường tròn (O; 8 cm) suy ra A’, B’ là hai điểm đối xứng với A, B qua MN nên cũng thuộc đường tròn (O; 8 cm), suy ra bốn điểm A, B, A’, B’ cùng nằm trên đường tròn (O; 8 cm).