Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 2 trang 17 Toán 9 tập 2 – Chân trời sáng...

Bài 2 trang 17 Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo: Dùng công thức nghiệm để giải các phương trình sau và kiểm tra kết quả bằng máy tính cầm tay...

Dựa vào công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Giải bài tập 2 trang 17 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo - Bài 2. Phương trình bậc hai một ẩn. Dùng công thức nghiệm để giải các phương trình sau và kiểm tra kết quả bằng máy tính cầm tay...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Dùng công thức nghiệm để giải các phương trình sau và kiểm tra kết quả bằng máy tính cầm tay.

a) \({x^2} - x - 20 = 0\)

b) \(6{x^2} - 11x - 35 = 0\)

c) \(16{y^2} + 24y + 9 = 0\)

d) \(3{x^2} + 5x + 3 = 0\)

e) \({x^2} - 2\sqrt 3 x - 6 = 0\)

g) \({x^2} - \left( {2 + \sqrt 3 } \right)x - 2\sqrt 3 = 0\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào công thức nghiệm của phương trình bậc hai:

Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) và biệt thức \(\Delta = {b^2} - 4ac\).

+ Nếu \(\Delta \)> 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \frac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}},{x_2} = \frac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}}\);

+ Nếu \(\Delta \) = 0 thì phương trình có nghiệm kép \({x_1} = {x_2} = - \frac{b}{{2a}}\);

+ Nếu \(\Delta \) < 0 thì phương trình vô nghiệm.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \({x^2} - x - 20 = 0\)

Ta có a = 1, b = -1, c = -20

\(\Delta = {( - 1)^2} - 4.1.( - 20) = 81 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{1 + \sqrt {81} }}{2} = 5;{x_2} = \frac{{1 - \sqrt {81} }}{2} = - 4\)

b) \(6{x^2} - 11x - 35 = 0\)

Ta có a = 6, b = -11, c = -35

\(\Delta = {( - 11)^2} - 4.6.( - 35) = 961 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{11 + \sqrt {961} }}{{2.6}} = \frac{7}{2};{x_2} = \frac{{11 - \sqrt {961} }}{{2.6}} = - \frac{5}{3}\)

c) \(16{y^2} + 24y + 9 = 0\)

Ta có a = 16, b = 24, c = 9

\(\Delta = {24^2} - 4.16.9 = 0\)

Vậy phương trình có nghiệm kép là: \({y_1} = {y_2} = - \frac{{24}}{{2.16}} = - \frac{3}{4}\).

d) \(3{x^2} + 5x + 3 = 0\)

Ta có a = 3, b = 5, c = 3

\(\Delta = {5^2} - 4.3.3 = - 11 < 0\)

Vậy phương trình vô nghiệm.

e) \({x^2} - 2\sqrt 3 x - 6 = 0\)

Ta có a = 1, b = \( - 2\sqrt 3 \), c = -6

\(\Delta = {\left( { - 2\sqrt 3 } \right)^2} - 4.1.( - 6) = 36 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{2\sqrt 3 + \sqrt {36} }}{2} = 3 + \sqrt 3 ;{x_2} = \frac{{2\sqrt 3 - \sqrt {36} }}{2} = - 3 + \sqrt 3 \)

g) \({x^2} - \left( {2 + \sqrt 3 } \right)x - 2\sqrt 3 = 0\)

Ta có a = 1, b = \( - \left( {2 + \sqrt 3 } \right)\), c = \( - 2\sqrt 3 \)

\(\Delta = {\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^2} - 4.1.\left( { - 2\sqrt 3 } \right) = 7 + 12\sqrt 3 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{2 + \sqrt 3 + \sqrt {7 + 12\sqrt 3 } }}{2};{x_2} = \frac{{2 + \sqrt 3 - \sqrt {7 + 12\sqrt 3 } }}{2}\).