Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ) Bài 12 trang 40 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập...

Bài 12 trang 40 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2:Vẽ đồ thị (P) của hàm số...

Bài tập - Chủ đề 4: Hàm số bậc hai - Bài 12 trang 40 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2. Giải bài tập a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số

a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số\(y = \dfrac{1}{4}{x^2}\)

b) Cho đường thẳng (D): \(y = \dfrac{3}{2}x + m\) đi qua điểm \(C(6; 7).\) Hãy tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng (D) và đồ thị (P).

Đường thẳng \(y = ax + b\)  đi qua điểm \(A\left( {{x_0};{y_0}} \right) \Rightarrow {y_0} = a.{x_0} + b\)

Muốn tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và (P) ta viết phương trình hoành độ giao điểm của (D) và (P) sau đó tìm được x, từ đó tìm y.

a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số\(y = \dfrac{1}{4}{x^2}\)

Bảng giá trị

\(x\)

\( - 4\)

\( - 2\)

0

2

4

Advertisements (Quảng cáo)

\(y = \dfrac{1}{4}{x^2}\)

\(4\)

\(1\)

0

1

4

Vậy đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{4}{x^2}\) là parabol và đi qua các điểm có tọa độ là \(\left( { - 4;4} \right);\left( { - 2;1} \right);\left( {0;0} \right);\left( {2;1} \right);\left( {4;4} \right)\)

 

b) Cho đường thẳng (D): \(y = \dfrac{3}{2}x + m\) đi qua điểm \(C(6; 7).\) Hãy tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng (D) và đồ thị (P).

Đường thẳng (D) \(y = \dfrac{3}{2}x + m\)  đi qua điểm \(C(6;7)\) nên ta có: \(7 = \dfrac{3}{2}.6 + m \Leftrightarrow m =  - 2\) . Khi đó đường thẳng (D) có dạng: \(y = \dfrac{3}{2}x - 2\)

Hoành độ giao điểm của (D) và (P) là nghiệm của phương trình:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{4}{x^2} = \dfrac{3}{2}x - 2\\ \Leftrightarrow {x^2} - 6x + 8 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 4x + 8 = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 2} \right) - 4\left( {x - 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left( {x - 4} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = 4\end{array} \right.\end{array}\)

Với \(x = 2\) ta có \(y = \dfrac{1}{4}{.2^2} = 1 \Rightarrow \left( {2;1} \right)\)

Với \(x = 4\) ta có: \(y = \dfrac{1}{4}{.4^2} = 4 \Rightarrow \left( {4;4} \right)\)

Vậy tọa độ giao điểm của (D) và (P) là: (2;1) và (4;4).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - học Toán 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: