Bài 84. a) Vẽ lại hình tạo bởi các cung tròn xuất phát từ đỉnh \(C\) của tam giác đều \(ABC\) cạnh \(1 cm\). Nêu cách vẽ (h.63).
b) Tính diện tích miền gạch sọc.
Hướng dẫn giải:
a) Vẽ tam giác đều \(ABC\) cạnh \(1cm\)
Vẽ \(\frac{1}{3}\) đường tròn tâm \(A\), bán kính \(1cm\), ta được cung \(\overparen{CD}\)
Vẽ \(\frac{1}{3}\) đường tròn tâm \(B\), bán kính \(2cm\), ta được cung \(\overparen{DE}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Vẽ \(\frac{1}{3}\) đường tròn tâm \(C\), bán kính \(3cm\), ta được cung \(\overparen{EF}\)
b) Diện tích hình quạt \(CAD\) là \(\frac{1}{3}\) \(π.1^2\)
Diện tích hình quạt \(DBE\) là \(\frac{1}{3}\) \(π.2^2\)
Diện tích hình quạt \(ECF\) là \(\frac{1}{3}\) \(π.3^2\)
Diện tích phần gạch sọc là \(\frac{1}{3}\) \(π.1^2\)+ \(\frac{1}{3}\) \(π.2^2\) + \(\frac{1}{3}\) \(π.3^2\)
= \(\frac{1}{3}\) \(π (1^2 + 2^2 + 3^2)\) = \(\frac{14}{3}π\) (\(cm^2\))