Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 19 SBT toán 10 Chân trời sáng tạo: Khoảng...

Bài 5 trang 19 SBT toán 10 Chân trời sáng tạo: Khoảng cách từ nhà An ở vị trí N đến cột điện C là 10 m. Từ nhà, A...

Giải bài 5 trang 19 SBT toán 10 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Phương trình quy về phương trình bậc hai

Khoảng cách từ nhà An ở vị trí N đến cột điện C là 10 m. Từ nhà, An đi x mét theo phương tạo với NC một góc \(60^\circ \) đến vị trí A sau đó đi tiếp 3 m đến vị trí B như hình 1.

a)  Biểu diễn khoảng cách AC BC theo

b) Tìm x để \(AC = \frac{8}{9}BC\)

c) Tìm x để khoảng cách \(BC = 2AN\)

a) Sử dụng định lí côsin \(a = \sqrt {{b^2} + {c^2} – 2bc\cos A} \)

b) Lập phương trình dựa vào kết quả của câu a) và giải phương trình

c) Lập phương liên quan và giải phương trình

a) Áp dụng đính lí côsin trong tam giác ANC ta có:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\begin{array}{l}AC = \sqrt {A{N^2} + N{C^2} – 2AN.NC.\cos \widehat N}  = \sqrt {{x^2} + {{10}^2} – 2x.10.\cos 60^\circ } \\ = \sqrt {{x^2} – 10x + 100} \end{array}\)

Áp dụng đính lí côsin trong tam giác BNC ta có:

\(\begin{array}{l}BC = \sqrt {B{N^2} + N{C^2} – 2BN.NC.\cos \widehat N}  = \sqrt {{{\left( {x + 3} \right)}^2} + {{10}^2} – 2\left( {x + 3} \right).10.\cos 60^\circ } \\ = \sqrt {{x^2} – 4x + 79} \end{array}\)

b) Ta có: \(AC = \frac{8}{9}BC\) hay

\(\begin{array}{l}\sqrt {{x^2} – 10x + 100}  = \frac{8}{9}\sqrt {{x^2} – 4x + 79} \\ \Rightarrow {x^2} – 10x + 100 = \frac{{64}}{{81}}\left( {{x^2} – 4x + 79} \right)\\ \Rightarrow \frac{{17}}{{81}}{x^2} – \frac{{554}}{{81}}x + \frac{{3044}}{{81}} = 0\end{array}\)

\( \Rightarrow x \simeq 7\) hoặc \(x \simeq 25,6\)

Thay hai giá trị vừa tìm được vào phương trình ban đầu ta thấy cả hai giá trị đều thỏa mãn

Vậy khi \(x \simeq 7\) hoặc \(x \simeq 25,6\) thì \(AC = \frac{8}{9}BC\)

c) Yêu cầu bài toán tương đương

\(\begin{array}{l}\sqrt {{x^2} – 4x + 79}  = 2x\\ \Rightarrow {x^2} – 4x + 79 = 4{x^2}\\ \Rightarrow 3{x^2} + 4x – 79 = 0\end{array}\)

\( \Rightarrow x = \frac{{ – 2 – \sqrt {241} }}{3}\) hoặc \(x = \frac{{ – 2 + \sqrt {241} }}{3}\)

Mà vì \(x \ge 0\) nên  \(x = \frac{{ – 2 + \sqrt {241} }}{3}\)

Vậy khi \(x = \frac{{ – 2 + \sqrt {241} }}{3}\) thì \(BC = 2AN\)