Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Bài 4.10 trang 51 SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức...

Bài 4.10 trang 51 SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Cho tam giác (ABC.) Gọi (D,,,E,,,F) theo thứ tự là trung điểm của các cạnh...

Giải bài 4.10 trang 51 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 8. Tổng và hiệu của hai vectơ

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác \(ABC.\) Gọi \(D,\,\,E,\,\,F\) theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \(BC,\,\,CA,\,\,AB.\)

a) Xác định vectơ \(\overrightarrow {AF}  - \overrightarrow {BD}  + \overrightarrow {CE} \)

b) Xác định điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {AF}  - \overrightarrow {BD}  + \overrightarrow {CE}  = \overrightarrow {MA} .\)

c) Chứng minh rằng \(\overrightarrow {MC}  = \overrightarrow {AB} .\)

- Chứng minh \(\overrightarrow {AF}  = \overrightarrow {FB} ,\) \(\overrightarrow {BD}  = \overrightarrow {DC} \)

- Áp dụng quy tắc hình bình hành với hai vectơ \(\overrightarrow {CE} \) và \(\overrightarrow {CD} \)

- Chứng minh tứ giác \(ABCM\) là hình bình hành

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

a)      Ta có: \(DF\) là đường trung bình của \(\Delta ABC\)

\( \Rightarrow \) \(\overrightarrow {CE}  = \overrightarrow {DF} \)

\( \Rightarrow \) tứ giác \(CDFE\) là hình bình hành.

Ta có: \(D\) và \(F\) lần lượt là trung điểm của \(BC\) và \(AB\)

\( \Rightarrow \) \(\overrightarrow {AF}  = \overrightarrow {FB} ,\) \(\overrightarrow {BD}  = \overrightarrow {DC} \) 

Ta có: \(\overrightarrow {AF}  - \overrightarrow {BD}  + \overrightarrow {CE}  = \overrightarrow {AF}  + \overrightarrow {CD}  + \overrightarrow {CE}  = \overrightarrow {AF}  + \overrightarrow {CF}  = \overrightarrow {CF}  + \overrightarrow {FB}  = \overrightarrow {CB} \)

b)     Theo câu a, ta có: \(\overrightarrow {AF}  - \overrightarrow {BD}  + \overrightarrow {CE}  = \overrightarrow {CB} \)

mặt khác \(\overrightarrow {AF}  - \overrightarrow {BD}  + \overrightarrow {CE}  = \overrightarrow {MA} .\)

nên \(\overrightarrow {CB}  = \overrightarrow {MA} \)

\( \Rightarrow \) tứ giác \(ABCM\) là hình bình hành

\( \Rightarrow \) \(M\) là điểm đối xứng với \(B\) qua \(E\)

c)      Theo câu b, ta có: tứ giác \(ABCM\) là hình bình hành

\( \Rightarrow \) \(\overrightarrow {MC}  = \overrightarrow {AB} .\)