Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Bài 4.24 trang 58 SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức...

Bài 4.24 trang 58 SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong mặt phẳng tọa độ (Oxy) cho hai điểm (M( – 2;1)) và (N(4;5).)...

Giải bài 4.24 trang 58 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 10. Vectơ trong mặt phẳng tọa độ

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho hai điểm \(M( – 2;1)\) và \(N(4;5).\)

a) Tìm tọa độ của điểm \(P\) thuộc \(Ox\) sao cho \(PM = PN.\)

b) Tìm tọa độ của điểm \(Q\) sao cho \(\overrightarrow {MQ}  = 2\overrightarrow {PN} .\)

c) Tìm tọa độ của điểm \(R\) thỏa mãn \(\overrightarrow {RM}  + 2\overrightarrow {RN}  = \overrightarrow 0 .\) Từ đó suy ra \(P,\,\,Q,\,\,R\) thẳng hàng.

a)  Vì điểm \(P\) thuộc \(Ox\) nên tọa độ điểm \(P\) là: \(P(x;0)\)

Ta có: \(PM = PN\,\, \Leftrightarrow \,\,\left| {\overrightarrow {PM} } \right| = \left| {\overrightarrow {PN} } \right|\)

        \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \,\,\sqrt {{{\left( {x + 2} \right)}^2} + {{\left( {0 – 1} \right)}^2}}  = \sqrt {{{\left( {x – 4} \right)}^2} + {{\left( {0 – 5} \right)}^2}} \\ \Leftrightarrow \,\,\sqrt {{x^2} + 4x + 4 + 1}  = \sqrt {{x^2} – 8x + 16 + 25} \\ \Leftrightarrow \,\,{x^2} + 4x + 5 = {x^2} – 8x + 41\\ \Leftrightarrow \,\,12x = 36\,\, \Leftrightarrow \,\,x = 3\end{array}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy \(P(3;0)\)

b) Gọi tọa độ điểm \(Q\) là: \(Q(x;y)\)

Ta có: \(\overrightarrow {MQ}  = 2\overrightarrow {PN} \,\, \Leftrightarrow \,\,(x + 2;y – 1) = 2(4 – 3;5 – 0)\)

 \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \,\,\left( {x + 2;y – 1} \right) = (2;10)\\ \Leftrightarrow \,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2 = 2}\\{y – 1 = 10}\end{array}\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{y = 11}\end{array}} \right.} \right.\end{array}\)

Vậy \(Q(0;11)\)

c) Gọi tọa độ điểm \(R\) là: \(R(x;y)\)

Ta có: \(\overrightarrow {RM}  + 2\overrightarrow {RN}  = \overrightarrow 0 \,\, \Leftrightarrow \,\,\left( { – 2 – x;1 – y} \right) + 2\left( {4 – x;5 – y} \right) = \left( {0;0} \right)\)

 \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \,\,\left( { – 2 – x;1 – y} \right) + \left( {8 – 2x;10 – 2y} \right) = \left( {0;0} \right)\\ \Leftrightarrow \,\,\left( {6 – 3x;11 – 3y} \right) = \left( {0;0} \right)\\ \Leftrightarrow \,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{6 – 3x = 0}\\{11 – 3y = 0}\end{array}\,\, \Leftrightarrow \,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2}\\{y = \frac{{11}}{3}}\end{array}} \right.} \right.\end{array}\)

Vậy \(R\left( {2;\frac{{11}}{3}} \right)\)

Ta có: \(\overrightarrow {PQ}  = \left( { – 3;11} \right),\,\,\overrightarrow {PR}  = \left( { – 1;\frac{{11}}{3}} \right)\) \( \Rightarrow \) \(\overrightarrow {PQ} \) và \(\overrightarrow {PR} \) cùng phương

\( \Rightarrow \) \(P,\,\,Q,\,\,R\) thẳng hàng