Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm C(1;6) và D(11;2).
a) Tìm tọa độ của điểm E thuộc trục tung sao cho vectơ →EC+→ED có độ dài ngắn nhất.
b) Tìm tọa độ của điểm F thuộc trục hoành sao cho |2→FC+3→FD| đạt giá trị nhỏ nhất.
c) Tìm tập hợp các điểm M sao cho |→MC+→MD|=CD.
a) Vì điểm E thuộc trục tung nên tọa độ điểm E là: E(0;y).
Ta có: →EC=(1;6−y) và →ED=(11;2−y).
Khi đó: →EC+→ED=(1;6−y)+(11;2−y)=(12;8−2y)
⇒ |→EC+→ED|=√122+(8−2y)2=√4(y−4)2+144
Do 4(y−4)2≥0∀y, đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi y=4, nên |→EC+→ED|≥12, đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi y=4.
Vậy E(0;4) thì →EC+→ED có độ dài ngắn nhất.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Vì điểm F thuộc trục hoành nên tọa độ điểm F là F(x;0).
Ta có: →FC=(1−x;6) và →FD=(11−x;2).
Khi đó: 2→FC+3→FD=2(1−x;6)+3(11−x;2)=(35−5x;18).
⇒ |2→FC+3→FD|=√(35−5x)2+182=√25(x−7)2+182
Do 25(x−7)2≥0∀x, đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x=7, nên |2→FC+3→FD|≥18, đẳng thức xảy ra khi vào chỉ khi x=7.
Vậy F(7;0) thì |2→FC+3→FD| đạt giá trị nhỏ nhất.
c) Ta có: CD=|→CD|=√(11−1)2+(2−6)2=2√29
Gọi I là trung điểm của CD nên I(6;4)
Ta có: →MC+→MD=2→MI
Khi đó: |→MC+→MD|=|2→MI|=CD=2√29⇔2MI=2√29⇔MI=√29
Vậy tập hợp điểm M là đường tròn tâm I bán kính MI=√29