Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Giải bài 4.68 trang 71 sách bài tập toán 10 – Kết...

Giải bài 4.68 trang 71 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống...

Giải bài 4.68 trang 71 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập cuối chương IV : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho ba điểm \(A( – 2;1),\,\,B(1;4)\) và \(C(5; – 2).\) Chứng minh rằng \(A,\,\,B,\,\,C\) là ba đỉnh của một tam giác. Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC.\)…

Advertisements (Quảng cáo)

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho ba điểm \(A( – 2;1),\,\,B(1;4)\) và \(C(5; – 2).\)

a) Chứng minh rằng \(A,\,\,B,\,\,C\) là ba đỉnh của một tam giác. Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC.\)

b) Tìm tọa độ trực tâm \(H\) và tâm đường tròn ngoại tiếp \(I\) của tam giác \(ABC.\)

a)      Ta có: \(\overrightarrow {AB}  = (3;3)\) và \(\overrightarrow {AC}  = (7; – 3)\)

\( \Rightarrow \) \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \) không cùng phương

\( \Rightarrow \) ba điểm \(A,\,\,B,\,\,C\) là ba đỉnh của một tam giác

Xét \(\Delta ABC\) có: \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\)

\( \Rightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{{ – 2 + 1 + 5}}{3} = \frac{4}{3}}\\{y = \frac{{1 + 4 – 2}}{3} = 1}\end{array}} \right.\) \( \Rightarrow \) \(G\left( {\frac{4}{3};1} \right)\)

Vậy tọa độ trọng tâm của tam giác là: \(G\left( {\frac{4}{3};1} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

b)     Gọi \(H(x;y)\) là trực tâm của \(\Delta ABC\)

Ta có: \(\overrightarrow {CH}  = (x – 5;y + 2)\) và \(\overrightarrow {BH}  = (x – 1;y – 4)\)

\( \Rightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\overrightarrow {CH} .\overrightarrow {AB}  = 0}\\{\overrightarrow {BH} .\overrightarrow {AC}  = 0}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3\left( {x – 5} \right) + 3\left( {y + 2} \right) = 0}\\{7\left( {x – 1} \right) – 3\left( {y – 4} \right) = 0}\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 3}\\{7x – 3y =  – 5}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{2}{5}}\\{y = \frac{{13}}{5}}\end{array}} \right.\) \( \Rightarrow \) \(H\left( {\frac{2}{5};\frac{{13}}{5}} \right)\)

Gọi \(I(x’;y’)\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\)

Ta có: \(\overrightarrow {IH}  = \left( {\frac{2}{5} – x’;\frac{{13}}{5} – y’} \right)\) và \(\overrightarrow {IG}  = \left( {\frac{4}{3} – x’;1 – y’} \right)\)

Ta có: \(\overrightarrow {IH}  = 3\overrightarrow {IG} \,\, \Leftrightarrow \,\,\left( {\frac{2}{5} – x’;\frac{{13}}{5} – y’} \right) = 3\left( {\frac{4}{3} – x’;1 – y’} \right)\)

\( \Leftrightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{2}{5} – x’ = 4 – 3x’}\\{\frac{{13}}{5} – y’ = 3 – 3y’}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x’ = \frac{{18}}{5}}\\{2y’ = \frac{2}{5}}\end{array}} \right.\) \( \Leftrightarrow \) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x’ = \frac{9}{5}}\\{y’ = \frac{1}{5}}\end{array}} \right.\) \( \Rightarrow \) \(I\left( {\frac{9}{5};\frac{1}{5}} \right)\)

Vậy \(H\left( {\frac{2}{5};\frac{{13}}{5}} \right)\) và \(I\left( {\frac{9}{5};\frac{1}{5}} \right)\).