Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lý lớp 10 Bài 17.5 trang 42 Sách bài tập (SBT) Lý 10 Một thanh...

Bài 17.5 trang 42 Sách bài tập (SBT) Lý 10 Một thanh AB đồng chất, khối lượng m = 2,0 kg tựa lên hai mặt phẳng...

Một thanh AB đồng chất, khối lượng m = 2,0 kg tựa lên hai mặt phẳng nghiêng không ma sát, với các góc nghiêng α = 30° và β = 60°. Biết giá của trọng lực của thanh đi qua giao tuyến O của hai mặt phẳng nghiêng (H.17.5). Lấy g = 10 m/s2.
Xác định áp lực của thanh lên mỗi mặt phẳng nghiêng.
. Bài 17.5 trang 42 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10 – Bài 17: Cân Bằng Của Vật Rắn Chịu Tác Dụng Của Hai Lực Và Của Ba Lực Không Song Song

Advertisements (Quảng cáo)

Một thanh AB đồng chất, khối lượng m = 2,0 kg tựa lên hai mặt phẳng nghiêng không ma sát, với các góc nghiêng α = 30° và β = 60°. Biết giá của trọng lực của thanh đi qua giao tuyến O của hai mặt phẳng nghiêng (H.17.5). Lấy g = 10 m/s2. Xác định áp lực của thanh lên mỗi mặt phẳng nghiêng.

Thanh AB chịu ba lực cân bàng là \(\overrightarrow P ,\overrightarrow {{N_1}} \) và \(\overrightarrow {{N_2}} \) . Vì mặt phẳng nghiêng không ma sát nên hai phản lực \(\overrightarrow {{N_1}} \) và \(\overrightarrow {{N_2}} \)vuông góc với các mặt phẳng nghiêng. Ta trượt các vectơ lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy C (H.17.5G).

Từ tam giác lực, ta được :

Advertisements (Quảng cáo)

N1 = Psin30° = 20.0,5 = 10 N

N2= Pcos30° = 20.\({{\sqrt 3 } \over 2}\) = 17,3 ≈ 17 N

Theo định luật III Niu-tơn thì áp lực của thanh lên mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng phản lực của mặt phẳng nghiêng lên thanh.