Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lý lớp 10 Bài 3.16 trang 13 Sách bài tập Lý 10 Một vật chuyển...

Bài 3.16 trang 13 Sách bài tập Lý 10 Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h....

Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h. Trong giây thứ năm, vật đi được quãng đường là 5,9 m.. Bài 3.16 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10 – Bài 3. Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều

Advertisements (Quảng cáo)

Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h. Trong giây thứ năm, vật đi được quãng đường là 5,9 m.

a) Tính gia tốc của vật.

b) Tính quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian là 10 s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.

a. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v0, quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian t liên hệ với gia tốc a theo công thức:  \(s = {v_0}t + {{a{t^2}} \over 2}\)

Như vậy quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian t = 4 s là:

\({s_4} = {v_0}.4 + {{a{{.4}^2}} \over 2} = 4{v_0} + 8a\)

Và quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian t = 5 s là:

\({s_5} = {v_0}.5 + {{a{{.5}^2}} \over 2} = 5{v_0} + 12,5a\)

Advertisements (Quảng cáo)

Do đó quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 là:

Δs = s5 – s4 = (5v0 + 12,5a) – (4v0 + 8a) = v0 + 4,5a

Theo đề bài: v0 = 18 km/h = 5 m/s và Δs = 5,9 m nên gia tốc của viên bi bằng

\(a = {{\Delta s – {v_0}} \over {4,5}} = {{5,9 – 5} \over {4,5}} = 0,2(m/{s^2})\)

b. Theo kết quả trên, ta tìm được quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian t = 10 s là

\({s_{10}} = 5.10 + {{0,{{2.10}^2}} \over 2} = 50 + 10 = 60(m)\)