Cho tam giác ABC, biết A(1; 3), B(-1;- 1), C(5 - 3). Lập phương trình tổng quát của:
a) Ba đường thẳng AB, BC, AC;
b) Đường trung trực cạnh AB;
c) Đường cao AH và đường trung tuyến AM của tam giác ABC.
a) Phương trình đường thằng d đi qua hai điểm A(xo;yo);B(x1;y1) là: x−xox1−xo=y−yoy1−yo
b) và c) Phương trình tổng quát của đường thẳngΔ đi qua điểm Mo(xo;yo) và nhận →n=(a;b)(→n≠0)làm vecto pháp tuyến là: a(x−xo)+b(y−yo)=0
a) Phương trình đường thẳng AB đi qua 2 điểm A và B là: x−1−1−1=y−3−1−3⇔x−1−2=y−3−4⇔2x−y+1=0
Phương trình đường thẳng AC đi qua 2 điểm A và C là: x−15−1=y−3−3−3⇔x−14=y−3−6⇔3x+2y−9=0
Advertisements (Quảng cáo)
Phương trình đường thẳng BC đi qua 2 điểm B và C là:
x+15+1=y+1−3+1⇔x+16=y+1−2⇔x+3y+4=0
b) Gọi d là đường trung trực của cạnh AB.
Lấy N là trung điểm của AB, suy ra N(0;1).
Do d⊥AB nên ta có vecto pháp tuyến của d là: →nd=(1;2)
Vậy phương trình đường thẳng d đi qua N có vecto pháp tuyến →nd=(1;2) là:
1(x−0)+2(y−1)=0⇔x+2y−2=0
c) Do AH vuông góc với BC nên vecto pháp tuyến của AH là →nAH=(3;−1)
Vậy phương trình đường cao AH đi qua điểm A có vecto pháp tuyến →nAH=(3;−1)là: 3(x−1)−1(y−3)=0⇔3x−y=0
Do M là trung điểm BC nên M(2;−2). Vậy ta có: →AM=(1;−5)⇒→nAM=(5;1)
Phương trình đường trung tuyến AM đi qua điểm A có vecto pháp tuyến →nAM=(5;1) là:
5(x−1)+1(y−3)=0⇔5x+y−8=0