Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo Bài 2 trang 73 Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng...

Bài 2 trang 73 Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo: Cho AB và CD là hai dây cung vuông góc tại E của đường tr...

Giải bài 2 trang 73 SGK Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương IX

Cho ABCD là hai dây cung vuông góc tại E của đường tròn (O) .Vẽ hình chữ nhật AECF. Dùng phương pháp tọa độ mặt phẳng để chứng minh EF vuông góc với DB

Bước 1: Xét với đường tròn bất kì, cho tọa độ các điểm A, B, C, D

Bước 2: Xác định tọa độ điểm E, F

Bước 3: Tính \(\overrightarrow {EF} .\overrightarrow {DB} \), suy ra vuông góc

Xét với đường tròn (O) có phương trình \((O):{\left( {x – 3} \right)^2} + {\left( {y – 4} \right)^2} = 25\)

Cho các điểm \(A(0;0),B(0;8),C(8;4),D( – 2;4)\) nằm trên đường tròn (O) và thỏa mãn AB vuông góc với CD

Advertisements (Quảng cáo)

Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A, B có dạng \(x = 0\)

Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm C, D có dạng \(y = 4\)

Ta có AB vuông góc với CD tại điểm E nên tọa độ điểm E là nghiệm của hệ sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow E(0;4)\)

Gọi tọa độ của điểm F là: \(F(x;y)\)

ACEF là hình chữ nhật nên \(\overrightarrow {AF}  = \overrightarrow {EC} \), mặt khác ta có: \(\overrightarrow {AF}  = (x;y),\overrightarrow {EC}  = \left( {8;0} \right)\)

Suy ra tọa độ điểm F là: \(F\left( {8;0} \right)\)

\(\overrightarrow {EF}  = \left( {8; – 4} \right),\overrightarrow {DB}  = \left( {2;4} \right) \Rightarrow \overrightarrow {EF} .\overrightarrow {BD}  = 8.2 + \left( { – 4} \right).4 = 0 \Rightarrow \overrightarrow {EF}  \bot \overrightarrow {BD} \)

Vậy ta chứng minh được EF vuông góc với DB