HĐ Khám phá 2
Một người dùng một lực →F→F có cường độ là 10 N kéo một chiếc xe đi quãng đường dài 100 m. Tính công sinh bởi lực →F→F, biết rằng góc giữa vectơ →F→F và hướng di chuyển là 45∘45∘. (Công A (đơn vị: J) bằng tích của ba đại lượng: cường độ của lực →F→F, độ dài quãng đường và côsin các góc giữa vectơ →F→F và độ dịch chuyển →d→d).
Theo giả thiết ta có: A=|→F|.|→d|.cos(→F,→d)A=∣∣∣→F∣∣∣.∣∣∣→d∣∣∣.cos(→F,→d)
⇒A=10.100.cos45∘=500√2(J)⇒A=10.100.cos45∘=500√2(J)
Vậy công sinh bởi lực →F→F là 500√2500√2 (J)
Thực hành 2
Cho tam giác ABC vuông cân tại A, có cạnh huyền bằng √2√2.
Tính các tích vô hướng: →AB.→AC,→AC.→BC,→BA.→BC−−→AB.−−→AC,−−→AC.−−→BC,−−→BA.−−→BC
Bước 1: Vận dụng công thức →AB.→AC=|→AB|.|→AC|.cos(→AB,→AC)
Bước 2: Xác định độ dài cạnh AB, AC và góc giữa hai vecto (→AB,→AC)=^BAC
+) Ta có: AB⊥AC⇒→AB⊥→AC⇒→AB.→AC=0
+) →AC.→BC=|→AC|.|¯BC|.cos(→AC,→BC)
Ta có: BC=√AB2+AC2=√2⇔√2AC2=√2⇒AC=1
⇒→AC.→BC=1.√2.cos(45∘)=1
+) →BA.→BC=|→BA|.|→BC|.cos(→BA,→BC)=1.√2.cos(45∘)=1
Advertisements (Quảng cáo)
Thực hành 3
Hai vectơ →a và →b có độ dài lần lượt là 3 và 8 có tích vô hướng là 12√2.Tính góc giữa hai vectơ →a và →b
Sử dụng công thức →a.→b=|→a|.|→b|.cos(→a,→b)⇒cos(→a,→b)=→a.→b|→a|.|→b|
Ta có: →a.→b=|→a|.|→b|.cos(→a,→b)
⇔12√2=3.8.cos(→a,→b)⇔cos(→a,→b)=√22
⇒(→a,→b)=45∘
Vậy góc giữa hai vectơ →a và →b là 45∘
Vận dụng 1
Một người dùng một lực →F có độ lớn là 20 N kéo một vật dịch chuyển một đoạn 50 m cùng hướng với →F. Tính công sinh bởi lực →F.
Công thức tính công: A=→F.→d
Tích vô hướng: →F.→d=|→F|.|→d|.cos(→F,→d)
Gọi vectơ dịch chuyển của vật là →d, ta có |→d|=50.
Theo giả thiết →F và →d cùng hướng nên (→F,→d)=0∘
Công sinh ra bởi lực →Fđược tính bằng:
A=→F.→d=|→F|.|→d|.cos(→F,→d)=20.50.cos0∘=1000 (J)