Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao Bài 2.60 trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng...

Bài 2.60 trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao: Có thể dùng quỳ tím để nhận biết mỗi dung dịch trên được không ? Tại sao....

Bài 2.60 trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Giải:. Bài 17: Luyện tập: Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho

Advertisements (Quảng cáo)

Hòa tan 0,1 mol mỗi chất : \(A{l_2}{(S{O_4})_3},NaN{O_3},N{a_3}P{O_4}\) vào ba cốc nước để tạo thành 100 ml ba dung dịch riêng biệt.

a) Hãy cho biết dung dịch nào có pH nhỏ nhất và giải thích

b) Có thể dùng quỳ tím để nhận biết mỗi dung dịch trên được không ? Tại sao.

c) Tính lượng kết tủa tạo thành mỗi cốc (nếu có) khi thêm dung dịch \(BaC{l_2}\) dư vào mỗi cốc trên.

a) Dung dịch \(A{l_2}{(S{O_4})_3}\) có pH nhỏ nhát, vì

Dung dịch 1 :

\(\eqalign{  & A{l_2}{(S{O_4})_3} \to 2A{l^{3 + }} + 3SO_4^{2 – }  \cr  & A{l^{3 + }} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} Al{(OH)^{2 + }} + {H^ + } \cr} \)

Dung dịch có môi trường axit : pH<7

Dung dịch 2 :\(NaN{O_3} \to N{a^ + } + NO_3^ – \)

Advertisements (Quảng cáo)

Dung dịch có môi trương trung tính : pH=7

Dung dịch 3 :

\(\eqalign{  & N{a_3}P{O_4} \to 3N{a^ + } + PO_4^{3 – }  \cr  & PO_4^{3 – } + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HPO_4^{2 – } + O{H^ – } \cr} \) 

Dung dịch có môi trường bazơ : pH>7.

b) Có thể dùng quỳ tím để nhận biết 3 dung dịch trên : dung dịch \(A{l_2}{(S{O_4})_3}\) làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch \(N{a_3}P{O_4}\) làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch \(NaN{O_3}\) không làm quỳ tím đổi màu.

c)  Khi thêm dung dịch \(BaC{l_2}\) vào 3 cốc, ở 2 cốc có phản ứng tạo kết tủa :

\(\eqalign{  & A{l_2}{(S{O_4})_3} + 3BaC{l_2} \to 3BaS{O_4} \downarrow  + 2AlC{l_3}  \cr  & 1\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3\,mol  \cr  & 0,1\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,mol  \cr  & {m_{BaS{O_4}}} = 0,3.233 = 69,9(g)  \cr  & 2N{a_3}P{O_4} + 3BaC{l_2} \to B{a_3}{(P{O_4})_2} \downarrow  + 6NaCl  \cr  & 2\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;1\,mol  \cr  & 0,1\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;0,05\,mol  \cr  & {m_{B{a_3}{{(P{O_4})}_2}}} = 0,05.601 = 30,05(g) \cr} \)