Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao Bài 6.33 trang 52 SBT Hóa 11 Nâng cao: Xác định CTPT...

Bài 6.33 trang 52 SBT Hóa 11 Nâng cao: Xác định CTPT của A....

Bài 6.33 trang 52 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Công thức cấu tạo :. Bài 43. Ankin

Advertisements (Quảng cáo)

Đốt 3,4 g một hiđrocacbon A tạo ra 11,0 g \(C{O_2}\). Mặt khác, khi 3.4 g A tác dụng với lượng dư dung dịch \(AgN{O_3}\) trong \(N{H_3}\) thấy tạo thành a g kết tủa.

a) Xác định CTPT của A.

b) Viết CTPT của A và tính khối lượng kết tủa tạo thành, biết khi A tác dụng với hiđro dư, có xúc tác Ni tạo thành ispopentan.

a) Gọi CTPT của A là \({C_x}{H_y}\). Phương trình hóa học của phản ứng :

\({C_x}{H_y} + (x + {y \over 4}){O_2} \to xC{O_2} + {y \over 2}{H_2}O \)

\(\eqalign{  & {n_C} = {n_{C{O_2}}} = {{11} \over {44}} = 0,25\,(mol);\cr&{m_C} = 0,25.12 = 3\,9g)  \cr  & {m_H} = 3,4 – 3 = 0,4\,(g)\,;\cr&{n_H} = 0,4\,(mol)  \cr  & x:y = {n_C}:{n_H} = 0,25:0,4 = 5:8 \cr} \)

Công thức đơn giản : \({C_5}{H_8}\) \( \to \) Công thức phân tử : \({\left( {{C_5}{H_8}} \right)_k}\)

Advertisements (Quảng cáo)

b) Vì A tác dụng được với dung dịch \(AgN{O_3}\) trong \(N{H_3}\), A có dạng \(R – C \equiv CH\)

Vì A tác dụng với \({H_2}\) tạo thành isopentan nên A phải có mạch nhánh.

Công thức cấu tạo :

\(CH \equiv C – CH(C{H_3}) – C{H_3}  \)

\(CH \equiv C – CH(C{H_3}) – C{H_3} +\)\( Ag{\left[ {N{H_3}} \right]_2}OH \to \) \(AgC \equiv C – CH(C{H_3}) – C{H_3} \downarrow \) \(+2N{H_3} +\)\( {H_2}O\)

\(\eqalign{   & {n_X} = 3,4:68 = 0,05(mol);\,\cr&{n_{kết\,tủa}} = {n_X} = 0,05(mol);  \cr  & {m_{kết\,tủa}} = 0,05.175 = 8,75\,(g) \cr} \)