Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao Bài 6.34 trang 53 SBT nâng cao Hóa 11: Một đồng phân...

Bài 6.34 trang 53 SBT nâng cao Hóa 11: Một đồng phân của A khi tác dụng với brom trong nước theo tỉ lệ số mol 1 : 1 tạo được 3 đồng phân....

Bài 6.34 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. \(C{H_3} – C \equiv C – C{H_3} + B{r_2} \to \)\(C{H_3} – CBr = CBr – C{H_3}\,\,\,\,\,(IIa)\). Bài 43. Ankin

Advertisements (Quảng cáo)

Khi đốt cháy một ankin A thu được một khối lượng \({H_2}O\) đúng bằng khối lượng ankin đã đốt.

a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A. Gọi tên của A, biết A tạo được kết tủa với \(AgN{O_3}\) trong dung dịch \(N{H_3}\). Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Một đồng phân của A khi tác dụng với brom trong nước theo tỉ lệ số mol 1 : 1 tạo được 3 đồng phân. Gọi tên của đồng phân A đó.

Phương trình hóa học của phản ứng :

\({C_x}{H_{2x – 2}} + {{3x – 1} \over 2}{O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow xC{O_2} +\)\( (x – 1){H_2}O\)

Ta có : (14x-2) = 18(x-1). Giải phương trình ta được x=4

Công thức phân tử của ankin A : \({C_4}{H_6}\)

Các công thức cấu tạo có thể có của A là

\(CH \equiv C – C{H_2} – C{H_3}(I)  \)

\(C{H_3} – C{H_2} – C \equiv CH +\)\( Ag{\left[ {N{H_3}} \right]_2}OH \to \) \(C{H_3} – C{H_2} – C \equiv CAg \downarrow  +\)\( 2N{H_3} + {H_2}O\)

b) A có công thức phân tử \({C_4}{H_6}\) (dạng \({C_x}{H_{2x – 2}}\) ) ứng với hai loạt đồng phân : ankin và ankađien 

Advertisements (Quảng cáo)

Các ankin đồng phân của A  phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1 : 1

\(C{H_3} – C \equiv C – C{H_3} + B{r_2} \to \)\(C{H_3} – CBr = CBr – C{H_3}\,\,\,\,\,(IIa)\)

(Iia) có 2 đồng phân hình học là cis và trans

Đồng phân ankađien \(({C_4}{H_6})\) có công thức cấu tạo : \(C{H_2} = CH – CH = C{H_2}\) tác dụng với brom

\(C{H_2} = CH – CH = C{H_2} + B{r_2}\buildrel {{\rm{dd}}} \over \longrightarrow\) \( C{H_2} = CH – CHBr – C{H_2}Br\) (cộng 1,2)

                                                           +\(C{H_2}Br – CH = CH – C{H_2}Br\) (cộng 1,4)

Trong đó sản phẩm cộng 1,4 và có 2 đồng phân cis và trans

Vậy tên gọi của đồng phân đó là buta-1,3- đien

(Ghi chú : ở đây không xét buta-1,2-đien \(C{H_2} = C = CHC{H_3})\)