Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 29 trang 108 SBT Toán 11 – Cánh diều: Cho mặt...

Bài 29 trang 108 SBT Toán 11 - Cánh diều: Cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\). Khẳng định nào sau đây là đúng?...

Sử dụng các tính chất về hai mặt phẳng song song. Gợi ý giải - Bài 29 trang 108 sách bài tập toán 11 - Cánh diều - Bài 4. Hai mặt phẳng song song. Cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\)...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Mọi đường thẳng nằm trong \(\left( P \right)\) đều song song với mọi đường thẳng nằm trong \(\left( Q \right)\).

B. \(\left( P \right)\) song song với mọi đường thẳng nằm trong \(\left( Q \right)\).

C. Nếu mặt phẳng \(\left( R \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\) thì mặt phẳng \(\left( R \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\).

D. Nếu đường thẳng \(a\) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\) thì đường thẳng \(a\) song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Sử dụng các tính chất về hai mặt phẳng song song.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án A sai. Ví dụ, chọn 2 đường thẳng \(a\) và \(a’\) cắt mặt phẳng \(\left( P \right)\) lần lượt tại \(A\) và \(A’\); cắt \(\left( Q \right)\) lần lượt tại \(B\) và \(B’\). Lấy một điểm \(C’ \in \left( Q \right)\) sao cho ba điểm \(A’\), \(B’\), \(C’\) không thẳng hàng. Ta kết luận rằng hai đường thẳng \(AB\) và \(A’C’\) là hai đường thẳng chéo nhau, do đó chúng không song song với nhau.

Đáp án B đúng, do hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) song song với nhau, nên chúng không có điểm chung. Do đó mọi đường thẳng nằm trong \(\left( Q \right)\) đều không có điểm chung với \(\left( P \right)\). Điều này suy ra mọi đường thẳng nằm trong \(\left( Q \right)\) đều song song với \(\left( P \right)\).

Đáp án C sai. Với trường hợp mặt phẳng \(\left( R \right)\) trùng với mặt phẳng \(\left( Q \right)\), ta vẫn có mặt phẳng \(\left( R \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\).

Đáp án D sai. Với trường hợp \(a\) nằm trong \(\left( P \right)\), ta vẫn có \(a\) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\).

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Advertisements (Quảng cáo)