Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy không là hình thang. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Trên SO lấy điểm I sao cho SI=2IO.
a) Xác định các giao điểm M, N lần lượt của SA, SD với mặt phẳng (IBC).
b*) Chứng minh rằng các đường thẳng AD, BC và MN đồng quy.
a) Để xác định giao điểm của mặt phẳng với một đường thẳng cho trước, ta cần chọn một đường thẳng khác nằm trong mặt phẳng đã cho, rồi tìm giao điểm của 2 đường thẳng đó.
b) Gọi K là giao điểm của AD và BC. Ta cần chứng minh MN=(IBC)∩(SAD). Từ đó suy ra K∈MN.
a)
Giao điểm M của SA và (IBC):
Ta nhận xét rằng I∈SO⊂(SAC)⇒CI⊂(SAC).
Trên mặt phẳng (SAC), gọi {M}=CI∩SA.
Advertisements (Quảng cáo)
Do IC⊂(IBC), nên {M}=(IBC)∩SA.
Vậy M là giao điểm của (IBC) và SA.
Giao điểm N của SD và (IBC):
Ta nhận xét rằng I∈SO⊂(SBD)⇒BI⊂(SBD).
Trên mặt phẳng (SBD), gọi {N}=BI∩SD.
Do IB⊂(IBC), nên {N}=(IBC)∩SD.
Vậy N là giao điểm của (IBC) và SD.
b) Trên mặt phẳng (ABCD), gọi K là giao điểm của AD và BC.
Ta có {M∈SA⊂(SAD)M∈(IBC)⇒M∈(SAD)∩(IBC).
Mặt khác, {N∈SD⊂(SAD)N∈(IBC)⇒N∈(SAD)∩(IBC).
Vậy giao tuyến của (SAD) và (IBC) là đường thẳng MN.
Do AD∈(SAD), BC∈(IBC), {K}=AD∩BC, ta suy ra K nằm trên giao tuyến của (SAD) và (IBC), tức là K∈MN.
Vậy ba đường thẳng AD, BC, MN cắt nhau tại K.