Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 51 SBT Toán 11 – Chân trời sáng tạo...

Bài 4 trang 51 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2: Cho hình chóp tứ giác S. ABCD có tất cả các cạnh đều bằngGọi M, N, I...

Sử dụng kiến thức về góc giữa hai đường thẳng trong không gian để tính: Góc giữa hai đường thẳng a, b trong không gian, kí hiệu (a, b). Phân tích và lời giải - Bài 4 trang 51 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài 1. Hai đường thẳng vuông góc. Cho hình chóp tứ giác S. ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a. Gọi M, N, I, J lần lượt là trung điểm của SA, SD, SC và BC. Tính các góc giữa các đường thẳng sau...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a. Gọi M, N, I, J lần lượt là trung điểm của SA, SD, SC và BC. Tính các góc giữa các đường thẳng sau:

a) IJ và DC;

b) MN và IJ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về góc giữa hai đường thẳng trong không gian để tính: Góc giữa hai đường thẳng a, b trong không gian, kí hiệu (a, b), là góc giữa hai đường thẳng \(a’\) và \(b’\) cùng đi qua một điểm và lần lượt song song hoặc trùng với a và b.

Góc giữa hai đường thẳng nhận giá trị từ \({0^0}\) đến \({90^0}\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì I, J lần lượt là trung điểm của SC, BC nên IJ là đường trung bình của tam giác SBC. Do đó, IJ//SB.

Vì tứ giác ABCD có tất cả các cạnh bằng a nên tứ giác ABCD là hình thoi. Do đó, DC//AB.

Do đó, \(\left( {IJ,CD} \right) = \left( {SB,AB} \right) = \widehat {SBA}\)

Tam giác SBA có ba cạnh bằng a nên tam giác SBA là tam giác đều. Suy ra, \(\widehat {SBA} = {60^0}\)

b) Vì M, N lần lượt là trung điểm của SA, SD nên MN là đường trung bình của tam giác SAD. Do đó, MN//AD.

Vì tứ giác ABCD là hình thoi nên AD//BC nên MN//BC.

Do đó, \(\left( {MN,IJ} \right) = \left( {BC,SB} \right) = \widehat {SBC}\)

Tam giác SBC có ba cạnh bằng a nên tam giác SBC đều. Suy ra \(\widehat {SBC} = {60^0}\)