a) Góc lượng giác \( - {245^0}\) có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với góc lượng giác nào sau đây?
\( - {605^0}, - {65^0},{115^0},{205^0},{475^0}\).
b) Góc lượng giác \(\frac{{24\pi }}{5}\) có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với góc lượng giác nào sau đây?
\( - \frac{{16\pi }}{5}; - \frac{\pi }{5};\frac{{14\pi }}{5};\frac{{29\pi }}{5};\frac{{53\pi }}{{10}}\).
a) Số đo của các góc lượng giác có cùng tia đầu Oa và tia cuối Ob sai khác nhau một bội nguyên của \({360^0}\) nên có công thức tổng quát là: \(\left( {Oa,Ob} \right) = {\alpha ^0} + k{360^0}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\) với \({\alpha ^0}\) là số đo của một góc lượng giác bất kì có tia đầu Oa và tia cuối Ob.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Số đo của các góc lượng giác có cùng tia đầu Oa và tia cuối Ob sai nhau khác một bội nguyên của \(2\pi \) nên ta có công thức tổng quát là \(\left( {Oa,Ob} \right) = \alpha + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\) với \(\alpha \) là số đo theo radian của một góc lượng giác bất kì có tia đầu Oa và tia cuối Ob.
a) Ta có: \({115^0} = - {245^0} + {360^0},{475^0} = - {245^0} + {2.360^0}, - {605^0} = - {245^0} - {360^0}\)
Do đó, góc lượng giác \( - {245^0}\) có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với các góc \({115^0},{475^0}, - {605^0}\).
b) Ta có: \( - \frac{{16\pi }}{5} = \frac{{24\pi }}{5} - 4.2\pi ;\frac{{14\pi }}{5} = \frac{{24\pi }}{5} - 2\pi \)
Do đó, góc lượng giác \(\frac{{24\pi }}{5}\) có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với các góc \( - \frac{{16\pi }}{5};\frac{{14\pi }}{5}\).