Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 8.3 trang 46 SBT Toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 8.3 trang 46 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức: Có bốn chiếc hộp I, II, III, IV mỗi hộp đựng 10 tấm thẻ, đánh số từ 1 đến 10...

Áp dụng định nghĩa biến cố hợp, biến cố giao. Trả lời - Bài 8.3 trang 46 sách bài tập toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 28. Biến cố hợp - biến cố giao - biến cố độc lập. Có bốn chiếc hộp I, II, III, IV mỗi hộp đựng 10 tấm thẻ, đánh số từ 1 đến 10...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Có bốn chiếc hộp I, II, III, IV mỗi hộp đựng 10 tấm thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Gọi \(a,b,c,d\) là số ghi trên thẻ tương ứng rút từ I, II, III, IV.

Xét các biến cố sau:

A: "\(a\) là số chẵn”; \(B\): "\(b\) là số chẵn”; \(C\): "\(c\) là số chẵn”; \(D\): "\(d\) là số chẵn”;

Chứng tỏ rằng:

a) \(E = \bar A\bar D;F = \bar B\bar C\);

b) \(G = EF \cup \bar E\bar F\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng định nghĩa biến cố hợp, biến cố giao

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(ad\)là số lẻ khi và chỉ khi cả \(a\) và \(d\) đều là số lẻ, tức là không xảy ra cả biến cố \(A\) và \(D\). Vậy \(E = \bar A\bar D.\)

Tương tự \(bc\)là số lẻ chỉ khi cả \(b\) và \(c\) đều là số lẻ, tức là không xảy ra cả biến cố \(B\) và \(C\). Vậy \(F = \bar B\bar C\).

b) Giả sử \(G\) xảy ra, tức là \(ad\)và \(bc\)có cùng tính chẵn, lẻ. Nếu \(ad\)là số lẻ, \(bc\)là số lẻ thì \(E\) và \(F\) đều xảy ra. Do đó \(EF\)xảy ra.

Nếu \(ad\) là số chẵn, \(bc\)là số chẵn thì \(E\) và \(F\) đều không xảy ra. Do đó \(\bar E\bar F\) xảy ra.

Ngược lại, nếu \(EF\)xảy ra thì \(ad\)là số lẻ, \(bc\)là số lẻ. Suy ra \(ad - bc\) là số chẵn.

Nếu \(\bar E\bar F\) xảy ra thì \(ad\)là số chẵn, \(bc\)là số chẵn. Do đó \(ad - bc\) là số chẵn.

Vậy \(G = EF \cup \bar E\bar F\).