Nhắc lại rằng, độ pH của một dung dịch được tính theo công thức pH=−log[H+], trong đó [H+] là nồng độ H+ của dung dịch đó tính bằng mol/L. Nồng độ H+ trong dung dịch cho biết độ acid của dung dịch đó.
a) Dung dịch acid A có độ pH bằng 1,9; dung dịch acid B có độ pH bằng 25. Dung dịch nào có độ acid cao hơn và cao hơn bao nhiêu lần?
b) Nước cất có nồng độ H+ là 10 mol/L. Nước chảy ra từ một vòi nước có độ pH từ 6,5 đến 6,7 thì có độ acid cao hay thập hơn nước cất?
a) Tính nồng độ acid của 2 dung dịch và so sánh.
b) Giải bất phương trình 6,5<pH<6,7.
a) pHA=1,9⇔−log[H+]=1,9⇔log[H+]=−1,9⇔H+=10−1,9
Advertisements (Quảng cáo)
Vậy độ acid của dung dịch A là 10−1,9 mol/L.
pHB=2,5⇔−log[H+]=2,5⇔log[H+]=−2,5⇔H+=10−2,5
Vậy độ acid của dung dịch B là 10−2,5 mol/L.
Ta có: 10−1,910−2,5≈3,98
Vậy độ acid của dung dịch A cao hơn độ acid của dung dịch B 3,98 lần.
b) Ta có:
6,5<pH<6,7⇔6,5<−log[H+]<6,7⇔−6,5>log[H+]>−6,7⇔10−6,5>H+>10−6,7
Vậy nước chảy từ vòi nước có độ acid từ 10−6,7 mol/L đến 10−6,5 mol/L.
Vậy nước đó có độ acid cao hơn nước cất.