Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành, AC và BD cắt nhau tại O. Gọi I là trung điểm của SO. Mặt phẳng (ICD) cắt SA,SB lần lượt tại M,N.
a) Hãy nói cách xác định hai điểm M và N. Cho AB=a. Tính MN theo a.
b) Trong mặt phẳng (CDMN), gọi K là giao điểm của CN và DM. Chứng minh SK∥BC∥AD.
a) – Để xác định hai điểm M và N, ta sử dụng tính chất về giao tuyến của hai mặt phẳng và định lí 2 về giao tuyến của ba mặt phẳng.
– Để tính độ dài đoạn thẳng MN, ta sử dụng định lí Medelaus và định lí Thales.
b) Áp dụng định lí 2 về giao tuyến của ba mặt phẳng.
a) • Ta có:
M∈(ICD)M∈SA⊂(SAC)}⇒M∈(ICD)∩(SAC)I∈(ICD)I∈SO⊂(SAC)}⇒I∈(ICD)∩(SAC)C∈(ICD)∩(SAC)
⇒M,I,C thẳng hàng.
Do đó M là giao điểm của IC và SA.
Advertisements (Quảng cáo)
• Ta có:
N∈(ICD)N∈SB⊂(SBD)}⇒N∈(ICD)∩(SBD)I∈(ICD)I∈SO⊂(SBD)}⇒I∈(ICD)∩(SBD)D∈(ICD)∩(SBD)
⇒N,I,D thẳng hàng.
Do đó N là giao điểm của ID và SB.
• Ta có:
AB=(SAB)∩(ABCD)CD=(ICD)∩(ABCD)MN=(SAB)∩(ICD)AB∥CD
Do đó theo định lí 2 về giao tuyến của ba mặt phẳng ta có: AB∥CD∥MN.
Áp dụng định lí Medelaus cho tam giác SOA với cát tuyến CIM, ta có:
SMMA.ACOC.OISI=1⇔SMMA.2.1=1⇔SMMA=12
Xét tam giác SAB có MN∥AB. Theo định lí Thales ta có:
MNAB=SMSA=13⇔MN=13AB=a3
b) Ta có:
BC=(SBC)∩(ABCD)AD=(SAD)∩(ABCD)SK=(SAD)∩(SBC)AD∥BC
Do đó theo định lí 2 về giao tuyến của ba mặt phẳng ta có: SK∥BC∥AD.