Hoạt động 1
u:N∗→R
n↦u(n)=n2
Tính u(1);u(2);u(50);u(100).
Thay giá trị của n vào biểu thức u(n).
u(1)=12=1u(2)=22=4u(50)=502=2500u(100)=1002=10000
Hoạt động 2
Cho hàm số:
v:{1;2;3;4;5}→R
n→v(n)=2n
Tính v(1),v(2),v(3),v(4),v(5).
Thay giá trị của n vào biểu thức v(n).
v(1)=2.1=2v(2)=2.2=4v(3)=2.3=6v(4)=2.4=8v(5)=2.5=10
Thực hành 1
Cho dãy số:
u:N∗→R
n↦un=n3
Advertisements (Quảng cáo)
a) Hãy cho biết dãy số trên là hữu hạn hay vô hạn.
b) Viết năm số hạng đầu tiên của dãy số đã cho.
a) Xét xem tập xác định của hàm số u là tập hợp nào.
b) Lần lượt thay giá trị n=1,2,3,4,5 vào biểu thức un.
a) Vì hàm số u xác định trên tập hợp các số nguyên dương N∗ nên nó là một dãy số vô hạn.
b) Ta có:
u1=13=1u2=23=8u3=33=27u4=43=64u5=53=125
Vận dụng 1
Cho 5 hình tròn theo thứ tự có bán kính 1; 2; 3; 4; 5.
a) Viết dãy số chỉ diện tích của 5 hình tròn này.
b) Tìm số hạng đầu và số hạng cuối của dãy số trên.
a) Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn có bán kính n là Sn=πn2 rồi lần lượt thay giá trị R=1;2;3;4;5.
b) Số hạng đầu: S1; số hạng cuối: S5.
a) Gọi (Sn) là dãy số chỉ diện tích của 5 hình tròn với Sn=πn2. Ta có:
S1=π.12=πS2=π.22=4πS3=π.32=9πS4=π.42=16πS5=π.52=25π
Vậy dãy số chỉ diện tích của 5 hình tròn là: π;4π;9π;16π;25π.
b) Số hạng đầu: S1=π; số hạng cuối: S5=25π.