Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Giải mục 3 trang 73, 74, 75 Toán 11 tập 1 –...

Giải mục 3 trang 73, 74, 75 Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo: Giá cước vận chuyển bưu kiện giữa hai thành phố do một đơn vị cung cấp...

Giải Hoạt động 3 , Thực hành 3 mục 3 trang 73, 74, 75 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 2. Giới hạn của hàm số. Giá cước vận chuyển bưu kiện giữa hai thành phố do một đơn vị cung cấp được cho bởi bảng sau...

Hoạt động 3

Giá cước vận chuyển bưu kiện giữa hai thành phố do một đơn vị cung cấp được cho bởi bảng sau:

Nếu chỉ xét trên khoảng từ 0 đến 5 (tính theo 100 gam) thì hàm số giả cước (tính theo nghìn đồng) xác định như sau:

\(f\left( x \right) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}6&{khi\,\,x \in \left( {0;1} \right]}\\7&{khi\,\,x \in \left( {1;2,5} \right]}\\{10}&{khi\,\,x \in \left( {2,5;5} \right]}\end{array}} \right.\)

Đồ thị của hàm số như Hình 2.

a) Giả sử \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số bất kì sao cho \(x \in \left( {1;2,5} \right)\) và \(\lim {x_n} = 1\). Tìm \(\lim f\left( {{x_n}} \right)\).

b) Giả sử \(\left( {{x_n}’} \right)\) là dãy số bất kì sao cho \({x_n}’ \in \left( {0;1} \right)\) và \(\lim {x_n}’ = 1\). Tìm \(\lim f\left( {{x_n}’} \right)\).

c) Nhận xét về kết quả ở a) và b)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng công thức tính giới hạn của hằng số.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Khi \(x \in \left( {1;2,5} \right)\) thì \(f\left( {{x_n}} \right) = 7\) nên \(\lim f\left( {{x_n}} \right) = \lim 7 = 7\).

b) Khi \({x_n}’ \in \left( {0;1} \right)\) thì \(f\left( {{x_n}’} \right) = 6\) nên \(\lim f\left( {{x_n}’} \right) = \lim 6 = 6\).

c) Ta thấy \(\lim {x_n} = \lim {x_n}’ = 1\) nhưng \(\lim f\left( {{x_n}} \right) \ne \lim f\left( {{x_n}’} \right)\)


Advertisements (Quảng cáo)

Thực hành 3

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{1 - 2x}&{khi\,\,x \le - 1}\\{{x^2} + 2}&{khi\,\,x > - 1}\end{array}} \right.\).

Tìm các giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right),\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} {\rm{ }}f\left( x \right)\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right)\) (nếu có).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

− Để tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right),\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} {\rm{ }}f\left( x \right)\), ta áp dụng định lý về giới hạn bên trái và giới hạn bên phải của hàm số.

− Để tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right)\), ta so sánh hai giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right),\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} {\rm{ }}f\left( x \right)\).

• Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} {\rm{ }}f\left( x \right) = L\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right) = L\).

• Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} {\rm{ }}f\left( x \right)\) thì không tồn tại \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right)\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Giả sử \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số bất kì, \({x_n} > - 1\) và \({x_n} \to - 1\). Khi đó \(f\left( {{x_n}} \right) = x_n^2 + 2\)

Ta có: \(\lim f\left( {{x_n}} \right) = \lim \left( {x_n^2 + 2} \right) = \lim x_n^2 + \lim 2 = {\left( { - 1} \right)^2} + 2 = 3\)

Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right) = 3\).

Giả sử \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số bất kì, \({x_n} < - 1\) và \({x_n} \to - 1\). Khi đó \(f\left( {{x_n}} \right) = 1 - 2{x_n}\).

Ta có: \(\lim f\left( {{x_n}} \right) = \lim \left( {1 - 2{x_n}} \right) = \lim 1 - \lim \left( {2{x_n}} \right) = \lim 1 - 2\lim {x_n} = 1 - 2.\left( { - 1} \right) = 3\)

Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} f\left( x \right) = 3\).

b) Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} {\rm{ }}f\left( x \right) = 3\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right) = 3\).

Advertisements (Quảng cáo)