Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Lý thuyết Phép tính lũy thừa – Toán 11 Chân trời sáng...

Lý thuyết Phép tính lũy thừa - Toán 11 Chân trời sáng tạo: Lũy thừa với số mũ nguyên - Lũy thừa với số mũ nguyên dương: \({a^n} = \underbrace {a. a. a. a}_{n\, thừa\...

Phân tích và lời giải lý thuyết Phép tính lũy thừa - Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1. Phép tính lũy thừa. Lũy thừa với số mũ nguyên- Lũy thừa với số mũ nguyên dương...

1. Lũy thừa với số mũ nguyên

- Lũy thừa với số mũ nguyên dương:

\({a^n} = \underbrace {a.a.a...a}_{n\,thừa\,số}\left( {a \in \mathbb{R},n \in \mathbb{N}*} \right)\).

- Lũy thừa với số mũ nguyên âm, số mũ 0:

\({a^{ - n}} = \frac{1}{{{a^n}}};{a^0} = 1\left( {n \in \mathbb{N}*,a \in \mathbb{R},a \ne 0} \right)\).

2. Căn bậc n

Cho số thực b và số nguyên \(n \ge 2\).

- Số a là căn bậc n của số b nếu \({a^n} = b\).

- Sự tồn tại căn bậc n:

+ Nếu n lẻ thì có duy nhất một căn bậc n của b, kí hiệu \(\sqrt[n]{b}\).

+ Nếu n chẵn thì:

  • b < 0: không tồn tại căn bậc n của b.
  • b = 0: có một căn bậc n của b là 0.
  • b > 0: có hai căn bậc n của b đối với nhau, kí hiệu giá trị dương là \(\sqrt[n]{b}\) và giá trị âm là \( - \sqrt[n]{b}\).

Advertisements (Quảng cáo)

+ Các tính chất:

  • \(\sqrt[n]{a}.\sqrt[n]{b} = \sqrt[n]{{ab}}\)
  • \(\frac{{\sqrt[n]{a}}}{{\sqrt[n]{b}}} = \sqrt[n]{{\frac{a}{b}}}\)
  • \({\left( {\sqrt[n]{a}} \right)^m} = \sqrt[n]{{{a^m}}}\)
  • \(\sqrt[m]{{\sqrt[n]{a}}} = \sqrt[{mn}]{a}\)

3. Lũy thừa với số mũ hữu tỉ

Cho số thực dương a và số hữu tỉ \(r = \frac{m}{n}\), trong đó \(m,n \in \mathbb{Z},n > 0\). Ta có:

\({a^r} = {a^{\frac{m}{n}}} = \sqrt[n]{{{a^m}}}\)

4. Lũy thừa với số mũ vô tỉ

Giả sử a là một số dương, \(\alpha \) là một số vô tỉ và \(\left( {{r_n}} \right)\) là một dãy số hữu tỉ sao cho \(\lim {r_n} = \alpha \). Khi đó \({a^\alpha } = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } = {a^{{r_n}}}\).

5. Tính chất của phép tính lũy thừa

Cho a, b là những số thực dương; \(\alpha ;\beta \) là những số thực bất kì. Khi đó:

\(\begin{array}{l}{a^\alpha }.{a^\beta } = {a^{\alpha + \beta }};\\\frac{{{a^\alpha }}}{{{a^\beta }}} = {a^{\alpha - \beta }};\\{\left( {{a^\alpha }} \right)^\beta } = {a^{\alpha \beta }};\\{\left( {ab} \right)^\alpha } = {a^\alpha }.{b^\alpha };\\{\left( {\frac{a}{b}} \right)^\alpha } = \frac{{{a^\alpha }}}{{{b^\alpha }}}.\end{array}\)

Advertisements (Quảng cáo)