Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 Nâng cao (sách cũ) Câu 26 trang 205 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng...

Câu 26 trang 205 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, Hình 5.6 thể hiện màn hình của một trò chơi...

Hình 5.6 thể hiện màn hình của một trò chơi . Câu 26 trang 205 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao - Bài 2. Các quy tắc tính đạo hàm

Hình 5.6 thể hiện màn hình của một trò chơi điện tử. Một máy bay xuất hiện ở bên trái màn hình rồi bay sang phải theo một quỹ đạo (C) là đồ thị của hàm số \(y = f\left( x \right)\) , trong đó \(f\left( x \right) =  - 1 - {1 \over x},\left( {x > 0} \right).\) Biết rằng tên lửa được bắn ra từ máy bay tại một điểm thuộc (C) sẽ bay theo phương tiếp tuyến của (C) tại điểm đó. Tìm hoành độ các điểm thuộc (C) sao cho tên lửa bắn ra từ đó có thể bắn trúng một trong bốn mục tiêu nằm ở trên màn hình có tọa độ (1 ; 0), (2 ; 0), (3 ; 0) và (4 ; 0) (làm tròn kết quả đến hàng phần vạn)

Ta có: \(f’\left( x \right) = {1 \over {{x^2}}}\)

Phương trình tiếp tuyến (d) của quỹ đạo (C) tại tiếp điểm \({M_0}\left( {{x_0}; - 1 - {1 \over {{x_0}}}} \right)\) là :

\(\eqalign{  & y = {1 \over {x_0^2}}\left( {x - {x_0}} \right) - 1 - {1 \over {{x_0}}}  \cr  & hay\,x_0^2 + 2{x_0} - x + x_0^2y = 0 \cr} \)

Advertisements (Quảng cáo)

Ta phải tìm x0 > 0, sao cho (d) lần lượt đi qua 4 điểm có tọa độ (1 ; 0), (2 ; 0), (3 ; 0) và (4 ; 0).

a. Với x = 1, y = 0, ta có \(x_0^2 + 2{x_0} - 1 = 0.\,Suy\,ra\,{x_0} =  - 1 + \sqrt 2  \approx 0,4142\)

b. Với x = 2, y = 0, ta có \(x_0^2 + 2{x_0} - 2 = 0.\,Suy\,ra\,{x_0} =  - 1 + \sqrt 3  \approx 0,7321\)

c. Với x = 3, y = 0, ta có \(x_0^2 + 2{x_0} - 3 = 0.\,Suy\,ra\,{x_0} =  1\)

d. Với x = 4, y = 0, ta có \(x_0^2 + 2{x_0} - 4 = 0.\,Suy\,ra\,{x_0} =  - 1 + \sqrt 5  \approx 1,2361\)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Toán lớp 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)